Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời sâu sát nhiều chất vấn của Đại biểu

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn.
(PLVN) - Sáng nay (6/11), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường “mở hàng” phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội.

Bộ trưởng Cường trả lời chất vấn về nhóm nội dung chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản; công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; công tác quản lý, hỗ trợ, xử lý vướng mắc trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển.

Cải thiện chế biến để khắc phục “được mùa mất giá”

Tại phiên chất vấn, các ĐB Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi), Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình), Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình), Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình)... nêu chất vấn về tình hình, giải pháp tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giải pháp căn cơ, đột phá để bảo đảm giá lúa, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Các ĐB cũng hỏi về giải pháp thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, giải quyết vấn đề môi trường trong xây dựng nông thôn mới; giải pháp nâng cao kỹ năng, kỹ thuật đánh bắt hải sản; giải pháp khắc phục tình trạng được mùa mất giá; mất cả mùa mất cả giá; thậm chí mất giá kéo dài, ví dụ như cây cà phê Tây Nguyên... 

Trả lời các chất vấn của ĐB về giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, trong 3 năm qua, số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này đã tăng 3 lần, từ hơn 3.000 lên hơn 11.000 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, con số này vẫn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, cần phải tăng số lượng doanh nghiệp để làm hạt nhân cho 8,6 triệu nông dân. “Bộ sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới”, Bộ trưởng nói.

Liên quan đến việc nâng cao giá trị lúa gạo, Bộ trưởng nhấn mạnh giải pháp cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào sản xuất các giống lúa mới (hữu cơ, tinh túy hơn)... 

Về khai thác hải sản, Bộ trưởng cho biết, đối với những tàu lớn, tàu hậu cần hiện đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, phù hợp với việc đánh bắt; nhưng đối với những tàu dưới 15m thì còn khó khăn cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn ĐB Ngô Thanh Danh (đoàn Đắk Nông) về giải pháp phục hồi hoặc chuyển đổi cây trồng vật nuôi để tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, những năm gần đây, Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp. 

ĐB Hoàng Thị Thu Trang đặt câu hỏi chất vấn.
ĐB Hoàng Thị Thu Trang đặt câu hỏi chất vấn. 

Về tổng quan, sức sản xuất lớn, tuy nhiên hiện nay khâu chế biến và tổ chức thương mại đang có nhiều bất cập.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới nếu không tập trung cải thiện khâu chế biến thì không thể dập được tình trạng “hôm nay được, mai mất”. 

“Nền kinh tế thị trường cũng rất khó, không ai dự báo được mai, ngày kia như thế nào. Giá vàng, giá dầu hỏa còn biến động. Vì vậy, phải trên một cục diện chung để định hướng”, ông nói.

Ông Cường cho biết thêm, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam hiện đã là 350.000 tấn, chiếm 60% sản lượng của thế giới, mà chỉ phát triển trong vòng 7 năm, là quá thừa. 

Vì vậy, thời gian tới Bộ và các ngành sẽ tập trung chế biến. Bởi nếu không đi vào chế biến thì câu chuyện thừa, thiếu, được mùa mất giá vẫn liên tục xảy ra. Bên cạnh đó, tổng rà soát lại, nhằm phát triển các ngành lợi thế.

Đồng thời, Bộ sẽ tập trung kêu gọi các doanh nghiệp vào liên kết chặt chẽ, tổ chức chế biến. 

Có giải pháp căn cơ về nợ xấu trong thực hiện Nghị định 67

ĐB Phan Thanh Bình (đoàn Quảng Nam) chất vấn về việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về đóng mới tàu vỏ thép cho ngư dân, đến nay có hơn 60 tàu vỏ thép dừng hoạt động, nợ xấu tồn đọng lớn. ĐB Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) cũng băn khăn về việc nhiều ngư dân trở thành con nợ xấu.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng việc ban hành Nghị định là cần thiết để vừa phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, với 5 nhóm nội dung là hỗ trợ khuyến khích bảo hiểm; trang thiết bị tàu, ngư cụ và phương tiện đánh bắt; hỗ trợ hậu cần; hỗ trợ phương tiện mới. Đến nay đã phát triển được 1.030 phương tiện công suất lớn trên 80 mã lực, trong đó có 358 chiếc tàu sắt là loại hình đóng mới. 

Tuy nhiên, trong số các tàu sắt đóng mới có 55 chiếc nằm bờ không ra khơi được do đánh bắt không hiệu quả, ngư trường quá tải; chủ tàu mất, hoặc không có điều kiện hoạt động nên muốn chuyển đổi…

Theo Bộ trưởng Cường, Thủ tướng đã chỉ đạo 28 tỉnh tổng kết chương trình 67, từ đó đưa ra các chính sách, phương pháp mới thay thế những gì không phù hợp. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận phát hiện của ĐB, nhất là tình trạng trục lợi chính sách mà cụ thể là Nghị định 67 và khẳng định Bộ sẽ yêu cầu các tỉnh rà soát lại.

Còn đối với các giải pháp về quản lý, cần phải quản chặt thiết bị định vị, phát hiện sai phạm thì không cấp phép cho các tàu ra khơi nữa. 

Bên cạnh đó, nếu phát hiện chi cục thủy sản nào móc nối với ngư dân để rút tiền ngân sách hỗ trợ thì phải xử lý nghiêm khắc.

Giải trình thêm về vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, tổng dư nợ cho vay thực hiện Nghị định 67/2014 hiện khoảng 10.500 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 33%. 

Khẳng định nguyên nhân của nợ xấu trong thực hiện Nghị định 67 đã được báo cáo, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quan trọng nhất là xác định giải pháp khắc phục.
Khẳng định nguyên nhân của nợ xấu trong thực hiện Nghị định 67 đã được báo cáo, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quan trọng nhất là xác định giải pháp khắc phục. 

“Sau khi làm việc với các bộ, ngành, địa phương chúng tôi sẽ có giải pháp căn cơ. Trong thẩm quyền của mình, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ, tập trung thu nợ trước, thu lãi sau”, Thống đốc nói. 

Trước diễn biến tình hình nợ xấu còn phát sinh, Thống đốc khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ NN&PTNT rà soát tàu cá, gắn với nguồn lợi thủy sản, ngư trường khai thác, phối hợp với địa phương hướng dẫn khai thác hiệu quả hơn; đề nghị các tỉnh giúp ngành ngân hàng rà soát các trường hợp, để cơ cấu nợ; hoàn thiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu… Các trường hợp chây ì sẽ phối hợp với ngân hàng thu hồi nợ.

Thiệt hại 5,7 triệu con lợn vì dịch tả lợn châu Phi

Trả lời chất vấn các ĐB về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh, ngay từ tháng 3/2018, khi Trung Quốc xảy ra dịch, Việt Nam đã ý thức ngay. Ngày 30/8, Bộ NN&PTNT đã chủ trì hội nghị toàn quốc để cảnh báo trước về dịch.

“Đến nay, chúng ta đã có 60 văn bản, từ chỉ thị của Ban Bí thư tới chỉ thị của Thủ tướng, Chính phủ, 40 văn bản hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp của Bộ NN&PTNT và các địa phương”, Bộ trưởng Cường thông tin.

Tuy nhiên, do đặc điểm khó khăn và tính chất của dịch nên vào tháng 2/2019 đã xảy ra ổ dịch đầu tiên. Theo quy luật của dịch bệnh này, trong một thời gian rất ngắn, dịch đã lan ra toàn quốc. “Đây là điều rất đáng buồn nhưng là một thực tiễn chúng ta phải chấp nhận như vậy”, Bộ trưởng Cường nói.

Tổng số thiệt hại đến nay là 5,7 triệu con lợn, bằng 8,5% tổng sản lượng với 3,85 triệu tấn thịt lợn. 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời sâu sát nhiều chất vấn của Đại biểu ảnh 3
Theo Bộ trưởng Cường, đến giờ phút này, nhìn chung đánh giá dịch tả lợn Châu Phi đã giảm đến mức độ thấp nhất trong chu kỳ phát triển của loại dịch này.  

“Đó là thiệt hại rất lớn. Một điểm đặc biệt là thiệt hại này nếu rơi vào các nhóm, hộ nhỏ lẻ thì đây là thiệt hại vô cùng tai hại, từ trước đến nay không bao giờ gặp phải loại dịch lớn như vậy”, ông Cường nói.

Theo Bộ trưởng Cường, đến giờ phút này, nhìn chung đánh giá dịch đã giảm đến mức độ thấp nhất trong chu kỳ phát triển của loại dịch này. 

Nếu tháng 6 phải tiêu hủy tới 1,2 triệu con lợn thì tới tháng này chỉ còn dưới 400.000 con. Cho đến nay có 60% số xã qua 30 ngày không có dịch quay trở lại.

“Chúng ta có thể khẳng định là bằng mọi biện pháp, chúng ta đã hạn chế được đến mức thấp nhất trong hoàn cảnh cho phép. Thiệt hại này là rất lớn, lịch sử chưa bao giờ có nhưng sự cố gắng của chúng ta là đồng bộ”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng các chính sách của chúng ta rất sớm, hoàn toàn chủ động.

Chính sách của Chính phủ trong việc ứng phó với dịch rất kịp thời, quyết liệt. Bộ tài chính rất kịp thời, đến nay chúng ta đã hỗ trợ gần 2.400 tỉ đồng, góp phần cùng các tỉnh hỗ trợ người dân giảm thiệt hại của dịch.

Một điểm được khác được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề cập là việc chúng ta giữ được đàn lợn hạt nhân, chỉ mất 10% của đàn này.

Tất cả những điểm lớn và những hộ tuân thủ tuyệt đối theo quy trình an toàn thực phẩm đều giữ được đàn.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.