Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo chống bão số 9 ở Cần Giờ

Sáng 24/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra, chỉ đạo huyện Cần Giờ trong công tác ứng phó với cơn bão số 9.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cùng ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch Thường trực UBND TP HCM, đã đến làm việc với cán bộ UBND huyện Cần Giờ để kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo trong công tác ứng phó với cơn bão số 9.

Người dân huyện Cần Giờ tránh bão tại trường THCS Cần Thạnh.
Người dân huyện Cần Giờ tránh bão tại trường THCS Cần Thạnh.

Đoàn đã trực tiếp xuống 1 điểm tránh trú tại trường THCS Cần Thạnh, thăm hỏi người dân di dời tránh bão.

Trong buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, TP HCM là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 9, nên đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con vùng ven biển và người khai thác nuôi trồng thủy hải sản là việc làm hàng đầu tại thời điểm này.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác thăm hỏi người dân tránh bão
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác thăm hỏi người dân tránh bão
Bộ trưởng đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 9 của các cấp chính quyền TP HCM khi thấy bà con được bố trí ở các trường học, điểm lưu trú an toàn.

“Bão tiếp cận bờ lại lúc nửa đêm, cộng với mức triều cường, khả năng khi bão vào sẽ có gió khiến mức cột sóng biển sẽ cao hơn. Do vậy, nếu đúng theo tình hình này thì tổn thất rất lớn. Không chỉ đảm bảo việc sơ tán, bà con còn phải thực hiện các quy định an toàn khác. Ai không có công việc gì thì không nên ra đường” – Bộ trưởng Cường lưu ý người dân trong chuyến thăm.

Ông Lê Minh Dũng Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, tính đến trưa 24/11 đã di dời 4.151 dân ở các khu vực xung yếu, trũng thấp tới 28 địa điểm tránh trú bão an toàn, chằng chống 413 căn nhà. Toàn bộ 1.254 phương tiện thủy đã vào bờ neo đậu và di dời 935 người ở các chòi giữ canh nghêu, sò, lồng bè nuôi cá…vào nơi an toàn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Phó chủ tịch TP HCM Lê Thanh Liêm (ngoài cùng bên trái) trực tiếp khảo sát phòng chống bão số 9 tại biển Cần Giờ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Phó chủ tịch TP HCM Lê Thanh Liêm (ngoài cùng bên trái) trực tiếp khảo sát phòng chống bão số 9 tại biển Cần Giờ.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thanh Liêm cho biết thêm, từ chiều 23/11, TP đã cấm tàu thuyền xuất bến trước bão số 9. Học sinh toàn TP được nghỉ học từ trưa nay và ngày mai. Đồng thời TP cũng chỉ đạo các địa phương xung yếu như Cần Giờ, Nhà Bè di dời dân tới nơi tránh trú bão, đảm bảo an tuyệt đối an toàn. Vùng nội thành, yêu cầu các đơn vị kiểm tra cây xanh, hệ thống điện sẵn sàng ứng phó khi có sự cố.

Bộ trưởng Bộ NN&PT Nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý: TP HCM địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 9 và lâu nay lại không có bão, nên không được chủ quan.

Theo Bộ trưởng Cường, càng vào đất liền, tốc độ bão số 9 càng tăng, lại chịu tương tác rất lớn của gió mùa Đông Bắc, dù có làm giảm cường độ bão, nhưng lại sinh ra các dạng hình thái thời tiết khác, như giông lốc, mưa lớn, cần phải rất cẩn trọng. Vì vậy TP HCM phải chuẩn bị thêm các kịch bản ứng phó bão số 9. Đây là cơn bão mạnh, lại có nhiều yếu tố tác động, nên sẽ dễ gây mưa lớn trong và sau bão, trong khi TP cứ mưa 150mm là sẽ có nhiều điểm ngập úng, như vùng sân bay, trung tâm TP. 

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.