Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Mỗi người dân yếu ớt là một dân tộc yếu ớt

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Mỗi người dân yếu ớt là một dân tộc yếu ớt
(PLO) - Nhìn thẳng vào vấn đề, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có một bài phát biểu khá "được lòng” ĐBQH, khi chỉ ra những giải pháp trong vấn nạn ATTP. 

Một trong những giải pháp cho vấn nạn ATTP hiện nay, theo Bộ trưởng Tiến là câu chuyện về truyền thông. “Chúng tôi nghĩ rất quan trọng, nhưng truyền thông để người dân nhận thức, doanh nghiệp và nhà sản xuất phải vì sức khỏe. Một dân tộc khỏe là mỗi người dân phải khỏe, mỗi người dân yếu ớt là một dân tộc yếu ớt, đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhưng chúng ta cũng không nên quá hoang mang. Chúng tôi rất cầu thị để tiếp thu, vì xã hội luôn mâu thuẫn và phát triển, chắc chắn các văn bản lại lạc hậu, lại phải ban hành, lại bất cập lại phải ban hành. Chúng ta quyết tâm cập nhật những vấn đề này cũng sẽ tốt.” Bộ trưởng nói. 

Cùng với giải pháp về truyền thông, Bộ trưởng cũng đưa những giải pháp rất quyết liệt  ở một số lĩnh vực như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thực thi pháp luật…

Theo Bộ trưởng, quốc tế đánh giá hành lang các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của Việt Nam khá đầy đủ và đồng bộ, vấn đề cơ bản là thực thi và kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, sắp tới sẽ sửa ngay Nghị định 38 về thực hiện luật; thứ hai là Nghị định 178 về xử phạt vi phạm hành chính còn quá nhẹ và chưa nghiêm minh; thứ ba là điều chỉnh Luật an toàn thực phẩm, Luật hình sự…

‘Tại sao văn bản quy phạm pháp luật khá đồng bộ mà an toàn thực phẩm các vụ ngộ độc và vi phạm ngày càng xảy ra?” Bộ trưởng đặt câu hỏi, và bà cũng trả lời luôn: Đương nhiên là một thực tiễn do sản xuất, do hội nhập, do ý thức người dân... và chúng ta cũng thanh tra, kiểm tra nhiều hơn mới phát hiện nhiều hơn. 

“Chúng ta nói rất nhiều quản lý nhà nước đúng, trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp nhưng mảng nữa là doanh nghiệp và nhà sản xuất coi thường sức khỏe của người dân, chưa tôn trọng sức khỏe của người dân và thực hiện chưa nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, cho nên chúng ta mới thấy có 2 luống rau, hai chuồng lợn, hai chuồng gà và tại sao có bơm các chất vào tôm, tại sao rượu methanol độc như thế nhưng pha vào để một loạt người chết", Bộ trưởng nói. 

Thêm một thực trạng nhức nhối, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận: “Thịt bị hủy rồi vẫn dùng để sản xuất chà bông. Rồi ngộ độc bếp ăn tập thể, đơn vị cung cấp đó đã không đủ điều kiện sản xuất vì chưa có giấy phép nhưng vẫn cho tiếp tục cung cấp thức ăn và lại xảy ra ngộ độc tiếp. Chất cấm không được sử dụng thì cũng cho vào để tạo nạc. Như vậy, vấn đề là người sản xuất, doanh nghiệp vì lợi nhuận mà quên đi lương tri. Ở diễn đàn này cũng phải kêu gọi lương tri của những người sản xuất.

Tại sao những vấn đề đó văn bản đều có hết mà vẫn xảy ra, đó là lợi nhuận mà cố tình làm trái pháp luật. Rất nhiều hiện tượng khác... Chúng ta thấy có những đợt kiểm tra ra mấy xe tải nước ngọt, nhưng chỉ pha bằng nước lã, đường hóa học và các phẩm màu. Hiện nay xảy ra tất cả các vấn đề như thuốc trừ sâu, hóa chất... đều làm trái với quy định của pháp luật.

Đấy là việc thực thi không đúng. Trong thực thi không đúng đó, quản lý nhà nước có một chiếc gậy rất tốt, đó là xử lý vi phạm và phạt thì hiện nay xử lý còn nhẹ. Quy định mức phạt trung bình là 200 ngàn. Có lẽ trong thời gian vừa qua, lịch sử chỉ có ngành y tế phạt nước ngọt URC gần 6 tỷ đồng, còn lại mức phạt của chúng ta quá thấp và không răn đe.”

Một giải pháp khá căn cơ cho việc giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn theo bà là cần sự cải tổ sâu sắc trong nền kinh tế, tái cấu trúc lại, đầu tư cho nông nghiệp, đổi mới trong nông nghiệp phát triển nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.