Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện và Ban đại diện làng khảo sát di tích Đình làng cổ An Cựu (TP Huế)
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện và Ban đại diện làng khảo sát di tích Đình làng cổ An Cựu (TP Huế)
(PLVN) - Ngày 17/11, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã đến dự, chung vui và trao quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tổ dân phố 16 (thuộc phường An Đông, TP Huế, Thừa Thiên Huế) nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cùng tham dự có ông Nguyễn Nam Tiến, Ủy viên Trung ương MTTQVN, Chủ tịch ủy ban MTTQVN tỉnh Thiên Huế; ông Phan Xuân Toàn, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện các ban, ngành, đoàn thể cùng hơn 200 người dân đại diện cho đội ngũ trí thức, công nhân lao động, cộng đồng doanh nghiệp của khu phố cũng đã có mặt tại Đình làng cổ An Cựu, phường An Đông (TP Huế).

Báo cáo với Bộ trưởng Bộ VHTTDL về kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2019 của tổ 16 phường An Đông, ông Lê Thanh Toàn, Trưởng ban Công tác Mặt trận phường An Đông thông tin, trong năm 2019, qua việc đăng ký, bình xét gia đình văn hóa đúng quy trình, thời gian, công khai, dân chủ và đảm bảo 03 tiêu chuẩn, hiện tổ dân phố 16 có 148/149 hộ được công nhận là gia đình văn hóa (đạt 99,33% tổng số).

Đặc biệt, tổ dân phố hiện chỉ còn 3 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo, không có nhà tạm bợ, hầu hết gia đình ở khu phố đều có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Người dân trong khu phố luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu, đoàn kết trong xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thắp hương tại Đình làng cổ An Cựu
 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thắp hương tại Đình làng cổ An Cựu

Ngày hội Đại đoàn kết lần này được tổ chức tại đình làng cổ An Cựu có tuổi đời văn hóa gần 700 năm lịch sử  được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Tuy nhiên, di tích này cũng là niềm “trăn trở” của nhiều người dân.

“Bà con rất phấn khởi và vui mừng khi được các ban ngành quan tâm và tham dự ngày hội đại đoàn kết dân tộc của khu phố. Tự hào là ngồi làng có tuổi đời 700 năm lịch sử, có truyền thống văn hóa lâu đời, tuy nhiên đến nay đình làng đã bị cấp trầm trọng, giữ gìn và bảo vệ tôn tạo đình làng cũng là bảo vệ văn hóa ngày xưa, để người đô thị không bị mất đi văn hóa của quê hương nên tôi mong muốn các cơ quan ban ngành quan tâm đến vấn đề bảo tồn và tái tạo đình làng”, ông Trương Sáu, đại diện hội đồng tộc trưởng cho biết.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát biểu tại ngày hội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã ghi nhận những kết quả đạt được của tổ 16 phường An Đông trong CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời, Bộ trưởng cũng biểu dương sự thay da đổi thịt của TP Huế nói chung và của Phường An Đông nói riêng trong phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo tốt các chính sách an sinh xã hội.

Đối với vấn đề đình làng An Cựu xuống cấp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, sẽ có văn bản cụ thể để làm việc trao đổi với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế về việc trùng tu và tôn tạo đình làng An Cựu. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng mong muốn bà con cùng nhau bảo vệ di tích lịch sử cách mạng này.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL trao quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn
 Bộ trưởng Bộ VHTTDL trao quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã trao tặng quà 20 phần quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tổ dân phố 16, phường An Đông; tổ dân phố 5 phường An Cựu và trao tặng quà cho UBND phường An Đông.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đọc thêm

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.