Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh làm việc với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Toàn cảnh buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 9/10, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh làm việc với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Cục Kiểm tra VBQPPL) về tình hình thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống VBQPPL.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Nguyễn Thị Thu Hòe cho biết, thực hiện Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan tham mưu chuẩn bị nội dung và tổ chức các phiên họp của Ban chỉ đạo. Đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì 3 phiên họp.

Sau Phiên họp thứ nhất và Phiên họp thứ hai, ngày 13/8/2024, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 332 gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật. Trong đó kiến nghị xử lý đối với 71 nhóm nội dung tại 13 Luật: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế... Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng 3 luật sửa đổi, bổ sung 13 luật nêu trên.

Với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, đến nay, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành các quy trình xây dựng 3 Dự án luật trên, từ khâu lập đề nghị xây dựng văn bản tới Dự thảo văn bản theo đúng quy định. Dự thảo 3 Dự án luật trên đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và sẽ Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tháng 10/2024.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã tổng hợp kết quả rà soát, tổ chức họp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan để trao đổi, thảo luận, cho ý kiến chuyên môn về kết quả rà soát VBQPPL đối với các lĩnh vực khác, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của một số bộ. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã tổng hợp, nghiên cứu 153 kiến nghị từ kết quả rà soát đối với 43 luật nêu trên. Bộ Tư pháp và Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo đã tổng hợp, phân loại, đồng thời phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh, xem xét, đánh giá các vướng mắc, bất cập cần xử lý đối với 5 luật với 7 nội dung…

Về tình hình xử lý kết quả rà soát hệ thống VBQPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15, đến nay đã xử lý 41 văn bản, gồm: 6 luật, 15 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 19 thông tư, thông tư liên tịch; Đang xử lý 144 văn bản, gồm: 34 luật, 1 Pháp lệnh, 66 nghị định và 43 thông tư, thông tư liên tịch…

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đánh giá cao sự chuẩn bị của Cục Kiểm tra VBQPPL. Bộ trưởng đề nghị Ban Chỉ đạo tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành chưa có Báo cáo tình hình xử lý kết quả rà soát hệ thống VBQPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 gửi Báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, xây dựng Báo cáo về kết quả xử lý rà soát hệ thống VBQPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, chỉ đạo; xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trên cơ sở nội dung nhiệm vụ được giao của Ban Chỉ đạo; Chuẩn bị nội dung, tài liệu, đề xuất tổ chức Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Để đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo được thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đồng ý với đề xuất về kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo. Đồng thời Bộ trưởng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ phối hợp trách nhiệm với Cục Kiểm tra VBQPPL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao bởi các nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chỉ đạo giao đều là công việc khó, khối lượng công việc lớn, thời gian thực hiện ngắn, yêu cầu chất lượng tham mưu cao…/.

Đọc thêm

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.

Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

PGS, TS. Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -  Thể chế về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội là một nội dung của thể chế phát triển. Trong quá trình đổi mới đất nước, thể chế này từng bước được hoàn thiện, tuy nhiên thể chế này vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Bài viết hướng đến phân tích làm rõ tính tất yếu phải hoàn thiện thể chế mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội ở Việt Nam hiện nay và làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế mối quan hệ này theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.