Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Đám lửa to là khoanh to, đám lửa nhỏ là khoanh nhỏ và dập tắt”

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo.
(PLVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã khẳng định quan điểm chung về thực hiện giãn cách, cách ly xã hội. Theo ông, các vùng dịch phải khoanh, phải dập nhưng đám lửa to là khoanh to, đám lửa nhỏ là khoanh nhỏ và dập tắt. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ổ dịch tại 3 bệnh viện ở Đà Nẵng khi bùng phát đã được khoanh vùng ngay. 

Mặc dù vào ngày nghỉ nhưng Thủ tướng đã họp, chỉ đạo quyết liệt đưa ra các giải pháp rất đồng bộ, ổ dịch bao gồm tổ hợp các bệnh viện và dân cư xung quanh sống gần khu vực đó (quán hàng ăn, các dịch vụ, người thăm thân đi lại…) cũng được khoanh vùng, kiểm soát chặt chẽ. Ngành Giao thông vận tải cũng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và khuyến cáo người dân không có việc thì không nên đến vùng dịch thời điểm này.  

Ông Dũng cũng lưu ý, đặt vấn đề tái bùng phát dịch là không phải, công bố virus biến thể hay không thì cũng phải nghiên cứu kỹ bởi nếu công bố không tốt sẽ tạo ra lo ngại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đến người dân. Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế sẽ sớm soạn thảo Chỉ thị mới của Thủ tướng phù hợp với trong tình hình mới, trên tinh thần là đưa ra các giải pháp tốt nhất, mạnh nhất, kịp thời, chủ động ứng phó dập tắt các ổ dịch, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép. 

Nêu quan điểm chung là các vùng dịch phải khoanh, phải dập, Bộ trưởng cho hay, “đám lửa to là khoanh to, đám lửa nhỏ là khoanh nhỏ và dập tắt”. Còn những vùng không phải vùng dịch như thôn Bùi, xã Hòa Tiến của tỉnh Thái Bình thì chỉ khoanh vùng, giãn cách xã hội đối với thôn Bùi. 

Tức là khoanh vùng với bán kính vừa đủ để dập dịch, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất. Kinh nghiệm các nước hiện nay cũng đều thực hiện mục tiêu kép như Thủ tướng đã chỉ đạo ở Việt Nam – vừa khống chế dịch bệnh vừa duy trì, phát triển kinh tế. Có địa phương chưa có dịch, chưa phát hiện ca nhiễm; có địa phương có ca nhiễm có nguồn gốc xuất phát từ ổ dịch Đà Nẵng (đi thăm, chăm sóc bệnh nhân, quan hệ với F1) thì không nên đưa ra trạng thái cứng quá, chỉ cần vừa đủ. 

Nêu bài học của Singapore về việc đóng cửa toàn quốc khiến nền kinh tế phải chi trả hơn 100 tỷ đô la Sing trong khi 99% số ca lây nhiễm chỉ trong phạm vi khu ký túc xá công nhân, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng khẳng định, thực hiện giãn cách, phong tỏa thế nào là vấn đề rất quan trọng. Như tại Việt Nam, khi đỉnh dịch vào hồi tháng 3 thì Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 15, 16 về thực hiện giãn cách xã hội.

Tinh thần chung là như thế, còn các ý kiến, đề xuất như ý kiến của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thì Thủ tướng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đảm bảo hợp lý cho việc thực hiện mục tiêu kép. Tuy nhiên, theo ông Dũng, Thủ tướng biểu dương Hà Nội, TP HCM đã phản ứng rất nhanh xuất phát từ kinh nghiệm chống dịch của các địa phương, đã áp dụng các biện pháp tích cực như tạm dừng các hoạt động đông người, không tụ tập quá 30 người, hoạt động không thiết yếu…

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi làm việc.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Ngày 24/3, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác hội nhập quốc tế, triển khai công tác đối ngoại địa phương, công tác biên giới-lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo
(PLVN) -  Việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới…

'Áo mới' cho TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Ngày 20/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Triển khai hiệu quả hợp tác, thúc đẩy quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng phát triển

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Chiều 21/3/2023, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 20 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật.