Bộ trưởng Lê Thành Long 'trả lời thẳng, đáp gọn' nhiều vấn đề 'nóng'

Bộ trưởng Lê Thành Long trả lời chất vấn
Bộ trưởng Lê Thành Long trả lời chất vấn
(PLO) - Sáng 19/3, như tin đã tin, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã “đăng đàn” trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hình thức “hỏi nhanh đáp gọn”.

Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp tập trung vào 3 nhóm vấn đề liên quan đến các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các đề án, dự án Chính phủ trình Quốc hội, đặc biệt là việc thẩm định đảm bảo chất lượng các đề án, dự án luật; giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

Toàn cảnh phiên họp 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh phiên họp 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Liên quan đến nhóm vấn đề thứ nhất, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương không đưa quy định về tổ chức bộ máy vào trong các dự án luật, pháp lệnh. "Vậy qua công tác thẩm định của Bộ Tư pháp đã kiên quyết với vấn đề này chưa?", Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương hỏi.

Trả lời, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định, thực hiện chức năng thẩm định của mình, Bộ Tư pháp luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho công tác này. Qua rà soát một số văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có phát hiện một số văn bản không phải là văn bản chuyên ngành đã đưa quy định về tổ chức bộ máy vào (như Pháp lệnh Quản lý thị trường). 

Từ đó, Lãnh đạo Bộ quán triệt cán bộ thẩm định là phải có ý kiến với Chính phủ đối với văn bản pháp luật không chuyên ngành có đưa quy định này vào. Bộ trưởng nhận thấy vài năm gần đây không có tình trạng trên và mong Đại biểu Cương thông tin thêm nếu phát hiện những văn bản như vậy.

Theo Đại biểu Trần Văn Quý, báo cáo của Bộ Tư pháp chỉ ra tình trạng nợ đọng văn bản giảm xuống thấp nhưng chưa chấm dứt, Bộ trưởng nêu nguyên nhân và đưa giải pháp cho tình trạng này?. Về câu hỏi của Đại biểu Quý, Bộ trưởng Lê Thành Long đồng tình với đánh giá của Đại biểu và qua phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp thống kê đã phát sinh 12 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh chậm do “nợ” các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. 

Bộ trưởng chỉ ra một số nguyên nhân như một số văn bản luật có nhiều nội dung giao chi tiết (như Luật Du lịch có 34 nội dung cần quy định chi tiết hay Luật Quản lý ngoại thương 14-15 nội dung); một số nội dung được giao chi tiết khá phức tạp (như nội dung về sử dụng xe công trong Luật Quản lý tài sản công). 

Bộ trưởng Lê Thành Long trả lời chất vấn tại phiên họp 22
Bộ trưởng Lê Thành Long trả lời chất vấn tại phiên họp 22

Bộ trưởng cho biết giải pháp là phải nghiêm túc nghiêm chỉnh thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 về đánh giá tác động chính sách, xác định nội dung cần quy định chi tiết trong luật. Về phía Bộ Tư pháp, qua công tác góp ý thẩm định sẽ kiểm soát chặt chẽ, tham gia ngay từ đầu để có văn bản quy định chi tiết kèm theo. 

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, Bộ trưởng cho rằng cần mạnh dạn đề nghị Quốc hội kéo dài thời gian có hiệu lực để tránh không đủ thời gian vật chất chuẩn bị xây dựng văn bản quy định chi tiết. Đặc biệt, Bộ Tư pháp sẽ tăng cường phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng để đôn đốc việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. 

Trước ý kiến một đại biểu nhận định đồng bào dân tộc vùng cao dễ bị tổn thương, lừa gạt, dễ vi phạm pháp luật thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần làm gì để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Lê Thành Long khái quát trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật đã có hệ thống pháp luật quy định đầy đủ. Cụ thể là Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng và thông tư của các bộ, ngành. 

Cùng với hệ thống văn bản trên, Trung ương, địa phương đều cố gắng xây dựng các đề án hướng đến đối tượng đặc thù, trong đó hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn hạn chế. Trong tương lai, với vai trò cơ quan giúp quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện các trọng tâm, trọng điểm của đề án, trong đó có đề án về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng sâu, vùng xa.

Đánh giá của các Đại biểu Quốc hội tham dự cho biết, về cơ bản, phần trả lời của Bộ trưởng Lê Thành Long đã đi thẳng vào vấn đề mà các Đại biểu đề cập. Chia sẻ áp lực thời gian phải trả lời ngắn gọn tuy nhiên, một số Đại biểu Quốc hội mong Bộ trưởng kiến nghị các giải pháp cương quyết hơn nữa.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.