Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc tại Cần Thơ: Cải cách Tư pháp phải thực chất, cụ thể và hiệu quả

Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc tại Cần Thơ: Cải cách Tư pháp phải thực chất, cụ thể và hiệu quả
(PLVN) - Ngày 29/7, đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW dẫn đầu Đoàn công tác liên ngành Trung ương khảo sát, đánh giá kết quả tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách Tư pháp (CCTP) đến năm 2020 và Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức và hoạt động của luật sư.

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ; ông Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy; ông Nguyễn Thành Đông, Phó Chủ tịch HĐND TP; ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP; cùng lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn TP.

 Luật sư tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Báo cáo trước Đoàn công tác, ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của công tác Tư pháp. Từng bước đề cao trách nhiệm và tạo được chuyển biến khá đồng bộ của cả hệ thống chính trị thành phố đối với công tác Tư pháp. Chất lượng công tác Tư pháp ở các khâu từ bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động hỗ trợ tư pháp nhiều mặt có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, không xảy ra trình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. 

Ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức các cấp, các ngành và nhân dân
Ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức các cấp, các ngành và nhân dân

Tuy nhiên, theo báo cáo, hoạt động tranh tụng tại Tòa một số nơi chưa được quan tâm rút kinh nghiệm. Trình độ và kinh nghiệm một bộ phận điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên có mặt chưa đáp ứng yêu cầu CCTP và hội nhập quốc tế. 

Về tổ chức và hoạt động luật sư , ông Hải cho biết, trong thời gian qua, đội ngũ luật sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, từng bước được nâng lên. Nhìn chung, Đoàn Luật sư thành phố duy trì tốt hoạt động. Các luật sư nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn pháp luật của các luật sư phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; quy mô hoạt động một số tổ chức hành nghề luật sư còn nhỏ lẻ. Tỷ lệ luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ án còn ít, phần lớn là thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Một số luật sư còn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Đại tá Bùi Trọng Thế, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho rằng, nghề luật sư là nghề cao quý, người cầm cân nảy mực bảo vệ lẽ phải, luật sư phải là người được đào tạo chính quy, nằm trong tổ chức quản lý chặt chẽ, trong tương lai gần xã hội phát triển nhiều vấn đề đặt ra, nghề luật sư là một nghề cần đặc biệt quan tâm 

Còn theo ông Huỳnh Văn Ri, Viện trưởng VKSND TP Cần Thơ cho rằng Về nghề luật sư cần “có gì để bó buộc luật sư, có quy định quy chế. Luật sư phải có chuyên sâu và có nhận thức lý luận chính trị. Vì vậy cần đào tạo lý luận chính trị cho luật sư

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Luật sư Trần Minh Trị, Trưởng Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho biết, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, Đoàn Luật sư đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tay nghề luật sư. Tuy nhiên, Đoàn gặp nhiều khó khăn về kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất. Đặc biệt, đến nay Đoàn Luật sư TP Cần Thơ vẫn chưa có trụ sở mà phải thuê văn phòng làm trụ sở gây khó khăn cho hoạt động của Đoà

Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết, rất ấn tượng với sự phát triển đội ngũ luật sư TP Cần Thơ
Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết, rất ấn tượng với sự phát triển đội ngũ luật sư TP Cần Thơ

Sau khi lắng nghe ý kiến của địa phương, các thành viên Đoàn công tác đã có nhiều ý kiến trao đổi làm rõ và đi sâu nhiều vấn đề quan trọng. Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết, rất ấn tượng với sự phát triển đội ngũ luật sư TP Cần Thơ. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 33, đội ngũ luật sư tăng gần 3 lần. Thực tế, tại Cần Thơ số lượng luật sư tham gia tư vấn pháp luật còn hạn chế. Theo đó, bà Hoa yêu cầu địa phương: “Làm rõ những chính sách khuyến khích luật sư tham gia tư vấn pháp luật và các giải pháp thu hút luật sư tham gia tư vấn pháp luật”.

Ông Võ Văn Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết, về lĩnh vực công chứng, từ năm 2016, Cần Thơ đã không còn Phòng công chứng mà đều chuyển thành Văn phòng công chứng, đúng theo quy hoạch. Đồng thời đã ban hành bộ tiêu chí xét duyệt thành lập văn phòng công chứng, phát triển theo đúng yêu cầu.

Ông Võ Văn Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết, từ năm 2016, Cần Thơ đã không còn Phòng công chứng mà đều chuyển thành Văn phòng công chứng
Ông Võ Văn Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết, từ năm 2016, Cần Thơ đã không còn Phòng công chứng mà đều chuyển thành Văn phòng công chứng

Trên thực tế, hoạt động các văn phòng công chứng phát triển không đều. Tuy nhiên, theo ông Chính đó là do phát triển của xã hội. “Địa bàn quận Ninh Kiều mỗi 1 năm chiếm gần 50 phần trăm về hợp đồng công chứng. 20 văn phòng ở các địa phương khác chỉ chiếm trên 50%”, ông Chính giải thích.  Theo ông Chính, hoạt động thừa phát lại thực tế tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2018 mới được phê duyệt thành lập 2 văn phòng. “Theo chức năng nhiệm vụ, Thừa phát lại có 4 nội dung nhưng thực tế tại Cần Thơ đa phần chỉ lập vi bằng, 3 nội dung còn lại còn khó khăn do mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ”, ông Chính nói.

Cần siết chặt trình độ lý luận đối với cán bộ các ngành Tư pháp

Ông Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục THADS cho rằng, cần siết chặt, nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ các ngành Tư pháp. Các kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên… là đội ngũ trực tiếp giải quyết vấn đề cho người dân nên cần phải trau dồi trình độ chính trị để phục vụ nhân dân hiệu quả, kịp thời. 

Ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ  cho rằng, có một vài mục tiêu trong Chỉ thị 33 đến nay đã thực hiện xong nên cần phải thay đổi cho phù hợp. “Theo Chỉ thị,phải chỉ đạo thành lập Đoàn luật sư một số tỉnh chưa có Đoàn luật sư. Qua nắm thực tế, hiện nay toàn quốc đều có Đoàn luật sư thì nên thay đổi mục tiêu này. Đồng thời, trong Chỉ thị nêu rõ mục tiêu “ bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng hiện nay đã hội nhập toàn diện chứ đâu chỉ còn kinh tế nên cũng cần thay đổi”, ông Hải phân tích.

Ở góc độ địa phương, ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ cho biết, qua những ý kiến của Đoàn công tác góp phần cho thành phố hoàn thiện báo cáo và tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tư pháp trên địa bàn thành phố. Ông Hiểu đánh giá, từ khi Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33 được áp dụng chất lượng các hoạt động Tư pháp ngày càng nâng lên. 

Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ cho biết tổ chức Đoàn Luật sư ngày càng được quan tâm
Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ cho biết tổ chức Đoàn Luật sư ngày càng được quan tâm

Bàn về nghề luật sư, ông Hiểu cho biết, tổ chức Đoàn Luật sư ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề quản lý luật sư vẫn chưa chặt chẽ. Theo đó ông Hiểu yêu cầu, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cần suy nghĩ cách thức quản lý hoạt động của luật sư. “Luật sư phải gắn với Đoàn Luật sư, nếu không thì không phải luật sư”, ông Hiểu nhấn mạnh. Đồng thời, về quản lý nhà nước, ông Hiểu yêu cầu UBND TP, Sở Tư pháp cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với Đoàn luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư.

Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá, Cần Thơ đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý công tác CCTP và quản lý luật sư
Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá, Cần Thơ đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý công tác CCTP và quản lý luật sư

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Trung ương thành lập 5 Đoàn khảo sát đánh giá kết quả tổng kết Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33 xem xét thực tiễn áp dụng ở các địa phương, trên cơ sở đó sẽ kiến nghị để có thể tiếp tục thực hiện, chỉnh sửa một phần hoặc thay thế bằng Chỉ thị, Nghị quyết khác.Bộ trưởng đánh giá, Cần Thơ đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý công tác CCTP và quản lý luật sư. Công tác xã hội hóa các nghề đã “thực hiện rất nhanh”, đặc biệt trong lĩnh vực công chứng. Qua đó, ngày càng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực Tư pháp.

Thành phố cần tổng hợp các số liệu và ý kiến để hoàn thiện báo cáo về Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33. Cần tập trung đánh giá toàn diện và cụ thể kết quả các mặt công tác. Qua đó thể hiện được những mặt đạt được, những hạn chế, khuyết điểm để có đánh giá toàn diện về hiệu quả thực hiện của Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33. Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu cần chú trọng sự kết hợp giữa quản lý và xã hội hóa các nghề tư pháp tại địa phương.

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.