Bộ trưởng Lê Thành Long: Công việc của Ngành Tư pháp thầm lặng nhưng đóng góp thiết thực cho phát triển của đất nước

Bộ trưởng Lê Thành Long: Công việc của Ngành Tư pháp thầm lặng nhưng đóng góp thiết thực cho phát triển của đất nước
(PLVN) - Cuối năm, thời gian như tính từng phút đối với Bộ trưởng Lê Thành Long. Vừa kịp gói ghém công việc bộn bề của năm cũ lại vừa bắt tay ngay vào việc cụ thể hóa phương châm hành động của Chính phủ theo Nghị quyết đầu năm mới. Tuy nhiên, hơn ai hết, trên cương vị người đứng đầu ngành Tư pháp, ông ý thức rõ mình là “thuyền trưởng”, là “người truyền cảm hứng”…nên không lúc nào ông cho phép mình dừng lại.

Nhiều kết quả thể hiện trí tuệ, tầm vóc ngành Tư pháp

Cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Lê Thành Long vào những ngày cuối năm bận rộn luôn để lại trong tôi những cảm xúc thật đặc biệt. Đặc biệt bởi đó là những giây phút ít ỏi để Bộ trưởng tĩnh lặng hơn nhìn lại một năm cũ trong không khí mùa Xuân đã tràn về qua cánh cửa phòng làm việc. Đặc biệt hơn vì bao giờ Tư lệnh ngành Tư pháp cũng dặn tôi một điều không mới: Chỉ nói về công việc của ngành!.

Bộ trưởng Lê Thành Long nói rằng công việc của ngành Tư pháp rất thầm lặng, hiệu quả cũng khó đong đếm nhưng đóng góp của nó thì thiết thực, trực diện và lâu dài trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Từ việc xây dựng thể chế, tuyên truyền pháp luật, tổ chức theo dõi thi hành pháp luật, thi hành án đến công chứng, hộ tịch, chứng thực hay những vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế… đều không phải là những việc nhìn là thấy ngay hiệu quả. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, bền bỉ và nỗ lực của toàn Ngành, đến nay, sự “đóng góp thầm lặng” ấy đã nhiều lần được các lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ ghi nhận khi đến thăm, làm việc hay tại các sự kiện có liên quan đến ngành Tư pháp.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng Bằng khen cho các cá nhân tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về công tác phổ biến pháp luật
 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tặng Bằng khen cho các cá nhân tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về công tác phổ biến pháp luật

Có thể nói, hiếm có năm nào, liên tiếp các sự kiện ở tầm vĩ mô thể hiện rõ  bản lĩnh trí tuệ và tầm vóc của ngành Tư pháp cũng như người đứng đầu như năm 2019 vừa qua. Đó là việc tham mưu tổng kết nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về xây dựng pháp luật, cải cách tư pháp, phổ biến giáo dục pháp luật, luật sư, hợp tác pháp luật như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư ngày 30/3/2000 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư ngày 09/12/2009 về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; là việc tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia về những vấn đề pháp lý đặt ra trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư; là việc bảo vệ thành công báo cáo quốc gia về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị trước Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp quốc; là việc đại diện cho Chính phủ trong các vụ tranh chấp quốc tế; là đột phá trong lĩnh vực cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; là những chuyển biến mang tính bước ngoặt trong đào tạo cán bộ pháp lý phục vụ nhu cầu phát triển, hội nhập của đất nước; là sự bứt phá ngoạn mục trong công tác thi hành án dân sự với kết quả cao nhất từ trước tới nay; là sự mở rộng, đi vào chiều sâu của hợp tác song phương, đa phương khu vực và toàn cầu…Bộ trưởng Lê Thành Long cảm thấy vui khi nhìn lại, các công việc của năm cũ đều hoàn thành với kết quả khả quan, kể cả những việc lớn đột xuất, phát sinh được Chính phủ giao thêm trong bối cảnh nguồn lực không tăng so với đòi hỏi công việc. Những chuyển động mạnh mẽ, kết quả đạt được của ngành Tư pháp trên nhiều lĩnh vực được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2020.

Trong đó, không thể không nhắc đến những thành tựu trong xây dựng thể chế - một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Bộ Tư pháp được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó.Tiếp đó là công tác xây dựng, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, góp phần quan trọng tạo ra một hệ thống pháp luật “đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch” ngày càng trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Các bất cập, chồng chéo, vướng mắc giữa các quy định của pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư, kinh doanh, chính sách an sinh xã hội...dần được gỡ bỏ. Đặc biệt, Bộ Tư pháp cũng kiên quyết từ chối những thủ tục là rào cản cho sự phát triển. So với những năm trước, điểm dễ nhận thấy là trong năm vừa qua, hầu như không còn những câu chuyện ồn ào, bức xúc từ dư luận xung quanh những văn bản được ban hành trái thẩm quyền hay thiếu tính khả thi.  

Tư pháp ngày càng gần hơn với cuộc sống

Điều tâm huyết của Bộ trưởng Lê Thành Long là từ sự khẳng định về vai trò, vị trí của công tác tư pháp trong đời sống xã hội của người đứng đầu Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ đến nay càng khẳng định công tác Tư pháp không chỉ là của riêng ngành Tư pháp. Thực tế, sự quan tâm, phối hợp, ủng hộ tích cực của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương thời gian qua là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của Bộ, ngành Tư pháp. Điều này càng  có ý nghĩa hơn khi Tư pháp là Bộ quản lý nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Lê Thành Long (người mặc áo xanh) dẫn đầu đoàn cán bộ Bộ Tư pháp đến thăm, trao quà cho bà con bản Sa Ná, Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hoá bị thiệt hại do lũ
Bộ trưởng Lê Thành Long (người mặc áo xanh) dẫn đầu đoàn cán bộ Bộ Tư pháp đến thăm, trao quà cho bà con bản Sa Ná, Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hoá bị thiệt hại do lũ 

Nói kỹ hơn về kết quả này, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, năm qua công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến đáng kể trên tinh thần đặt lợi ích của người dân,doanh nghiệp lên hàng đầu. Đơn cử như việc triển khai thành công kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; xây dựng Quy trình thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến mức độ 4 giúp người dân giảm thiểu chi phí, thời gian; rồi việc hỗ trợ trực tuyến trong thi hành án dân sự…Bên cạnh đó, một số địa phương còn tích cực nghiên cứu, thử nghiệm các sáng kiến cải cách liên quan đến công tác tư pháp (UBND thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hải Dương chỉ đạo ban hành Quy chế phối hợp liên thông các thủ tục: Cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh)…đã giúp người dân, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí, công sức.

Những nỗ lực trong cải cách hành chính của ngành Tư pháp được ghi nhận qua những con số rất cụ thể. Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ Tư pháp tiếp tục tăng 01 bậc, xếp thứ 3/18 Bộ, ngành được đánh giá. Kết quả đo lường sự hài lòng của người dântrong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, lý lịch tư pháp (ở cấp tỉnh) và trong lĩnh vực tư pháp (ở cấp xã) đạt mức cao (đạt 83,08% ở cấp tỉnh và 84,04% ở cấp xã). Đặc biệt là bằng nhiều giải pháp chỉ số cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) cho doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, tăng 17 bậc so với năm 2018, vượt mục tiêu Chính phủ giao (tăng 2 bậc).

“Phải đặt mình vào vị trí người dân thì mới giải quyết công việc của người dân một cách tốt nhất”, Bộ trưởng Lê Thành Long tâm sự. Đã từng công tác tại địa phương, với tư cách Đại biểu Quốc hội, nên cái nhìn của ông vừa bao quát nhưng cũng hết sức cụ thể. Chính vì muốn “đặt mình vào vị trí người dân” đã lý giải vì sao Bộ trưởng luôn dành thời gian thực tế cơ sở, mục sở thị tại bộ phận một cửa và tiếp xúc với người dân xem họ có hài lòng với sự phục vụ của ngành Tư pháp hay chưa, thủ tục còn vướng ở đâu?... Cũng như chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực tư pháp được thực hiện nhiều năm nay, Bộ trưởng luôn mong muốn địa phương: đảm bảo hài hòa giữa thực hiện xã hội hóa và vai trò quản lý của Nhà nước đối với các nghề tư pháp.

Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh Trà Vinh
 Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh Trà Vinh

Thực hiện lời hứa với địa phương, năm 2019 vừa qua lại là một năm di chuyển liên tục của người “thuyền trưởng” năng động khi ông tiếp tục có mặt ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Các cuộc tiếp xúc với những người lãnh đạo cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác tư pháp đã giúp ông có thêm nhiều ý tưởng để căn chỉnh thực tiễn. Ngoài công việc chuyên môn, in đậm trong lòng nhiều người dân từ Nam chí Bắc là hình ảnh người Bộ trưởng động viên, chia sẻ với đồng bào bị thiên tai ở Thanh Hóa, hay trao quà, tặng cầu cho người dân vùng sâu cùng tỉnh Kiên Giang...“Ngành Tư pháp còn khó khăn về nguồn lực nhưng đó là tấm lòng của các cán bộ, công chức trong ngành nhằm chia sẻ với những mất mát, thiếu thốn của đồng bào vùng xâu, vùng xa”, Bộ trưởng tâm sự.

Thể chế cản trở sự phát triển phải được sửa đổi kịp thời

Vui về những kết quả đạt được nhưng người đứng đầu Bộ Tư pháp vẫn luôn day dứt về những tồn tại của lĩnh vực mình phụ trách. Đó là những thách thức trong việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật; tình trạng vi phạm của Chấp hành viên, cán bộ Thi hành án; tình trạng chưa chấp hành nghiêm các bản án, quyết định của tòa án hay các sai sót trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Bên cạnh đó, là yêu cầu giảm biên chế cán bộ tư pháp, pháp chế ở cơ sở trong khi đội ngũ này hiện tại đang thiếu hụt; việc kiện toàn bộ máy tư pháp địa phương chưa thống nhất…

Nhìn rõ vấn đề tuy nhiên có những việc không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai và nếu không có sự cộng đồng trách nhiệm. Do đó, Bộ trưởng Lê Thành Long mong muốn trên cơ sở, nền tảng kết quả phối hợp năm 2019, các Bộ, ngành,cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đồng hành để “sự nghiệp tư pháp là sự nghiệp chung”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác pháp chế giữa hai Bộ 2015-2020; ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2020 -2025
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác pháp chế giữa hai Bộ 2015-2020; ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2020 -2025 

Còn về ngành Tư pháp xác định sẽ tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ hướng tới mục tiêu chung về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân; tạo điều kiện trong đầu tư, kinh doanh, phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng. Đặc biệt sẽ tập trung rà soát, xác định những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp, cản trở sự phát triển để sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi kịp thời.Chủ động nắm bắt, kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đời sống xã hội của đất nước và của từng địa phương.Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định, hoàn thiện pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Những lĩnh vực  trực tiếp gắn liền với người dân, doanh nghiệp như hộ tịch, công chứng, chứng thực, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, giao dịch bảo đảm, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý…cũng sẽ được Bộ, ngành Tư pháp tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, nghiên cứu, đề xuất vận dụng các quy định linh hoạt trong các cam kết quốc tế sẽ được ngành Tư pháp phát huy vai trò, hiệu quả nhằm bảo đảm hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của Nhân dân.

Và một yếu tố quan trọng không thể không nói đến đó là chính là con người. Tin tưởng vào đội ngũ cán bộ năng lực, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản hiện có tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng việc tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy cơ quan tư pháp các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin…vẫn là vấn đề được ưu tiên thực hiện.

Chuẩn bị sẵn tâm thế đón nhận thời cơ cùng với những thách thức, quyết tâm cao của người đứng đầu ngành Tư pháp sẽ là động lực cho các cán bộ, công chức trong toàn ngành khi năm 2020 là năm có rất nhiều sự kiện lớn của đất nước cũng như của ngành Tư pháp.

Một mùa Xuân mới đang về, qua Báo PLVN Bộ trưởng Lê Thành Long gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ, công chức người lao động trong ngành Tư pháp và tin tưởng mọi người sẽ cùng tiếp tục chung sức, chung tài xây dựng ngành Tư pháp ngày càng vững mạnh. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .