Bộ trưởng Lê Thành Long chỉ đạo tăng cường thanh, kiểm tra các lĩnh vực ngành Tư pháp

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - Tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018, Bộ trưởng Lê Thành Long chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.

Chiều 17/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018 theo hình thức trực tuyến. Cùng dự, về phía các bộ, ngành có Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Gia Túc, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền, đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế; về phía Bộ Tư pháp có các Thứ trưởng: Phan Chí Hiếu, Trần Tiến Dũng, Đặng Hoàng Oanh và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Xác định 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm

Báo cáo tình hình công tác 6 tháng đầu năm 2018, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho biết công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục đổi mới theo phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” của Chính phủ, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương; ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018 với nội dung trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện thể chế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo động lực, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo. Nhờ vậy, nhiều lĩnh vực công tác đạt nhiều kết quả nổi bật.

Bên cạnh đó, công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2018 còn có một số tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải có các giải pháp khắc phục ngay để bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Từ đó, cùng với 5 nhóm giải pháp chủ yếu, Bộ, ngành Tư pháp xác định 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp 6 tháng cuối năm 2018.

Cụ thể, tiếp tục tham mưu, giúp Chính phủ tổ chức thực hiện tốt công tác xây dựng pháp luật; tập trung nguồn lực để thực hiện tốt công tác tổ chức thi hành pháp luật, triển khai kịp thời, hiệu quả các luật, nghị quyết của Quốc hội mới ban hành, nhất là trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp; ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 23 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ; tiếp tục mở rộng và triển khai đồng bộ, hiệu quả Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để quản lý tốt và phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; xử lý tốt các vụ kiện quốc tế; tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp phòng ngừa khiếu kiện, tranh chấp đầu tư quốc tế; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự, từng bước tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các vụ việc thi hành án dân sự phức tạp kéo dài.

Nhiều tâm huyết, kinh nghiệm quý, mô hình mới từ các bộ, ngành

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã gửi lời chúc mừng đến Bộ Tư pháp về những thành tích đạt được trong 6 tháng đầu năm. Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Gia Túc cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của công tác xây dựng, thi hành pháp luật và qua đó đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp các bộ, ngành để công tác này đạt hiệu quả cao nhất.

Ông Túc nhắc lại hai cơ quan đã ký kết Quy chế phối hợp thì tới đây cần tiếp tục thực hiện tốt Quy chế, tăng cường trao đổi thông tin giữa 2 cơ quan để công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Ông Túc cũng lưu ý một số khó khăn về hoạt động giám định đối với các vụ án lớn, cần được tháo gỡ kịp thời.

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Thúy Hiền cũng đề cao vai trò của công tác xây dựng pháp luật và mong tiếp tục nhận được sự tham gia, góp ý của Bộ Tư pháp đối với việc xây dựng các nghị quyết của TANDTC cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật để cơ sở pháp lý đầy đủ phục vụ công tác xét xử của ngành TAND.

Về công tác thi hành pháp luật, bà Hiền chỉ ra Nghị định 59 hiện không áp dụng với TANDTC, VKSNDTC nên Bộ Tư pháp tới đây cần nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng một đạo luật để áp dụng rộng rãi với tất cả các cơ quan. Thông tin TANDTC sắp thí điểm mô hình trung tâm hòa giải, đối thoại bên cạnh TAND, bà Hiền đề nghị Bộ Tư pháp, Ban Nội chính Trung ương ủng hộ trong quá trình thực hiện thí điểm mô hình này.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành hy vọng tới đây hoạt động góp ý xây dựng văn bản sẽ đạt chất lượng cao hơn nữa và muốn vậy Bộ Tư pháp cần trao đổi, hướng dẫn cán bộ pháp chế các bộ, ngành về hoạt động góp ý; cần quan tâm đến những nội dung của dự án luật, pháp lệnh mà có ý kiến khác.

Ông Thành còn đề nghị Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tính toán kỹ thời điểm có hiệu lực của văn bản luật để khắc phục những bất cập về nợ đọng văn bản quy định chi tiết, đồng thời phát huy vai trò của cơ quan trình văn bản.

Phát biểu kết luận Hội nghị, ngoài biểu dương những kết quả đạt được, Bộ trưởng Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, bất cập trong chất lượng xây dựng pháp luật khi số văn bản chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận tăng lên, Bộ trưởng cũng phê bình một số lĩnh vực của ngành chưa thực sự chuyển biến, chưa có trọng tâm, trọng điểm; quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị thuộc Bộ, với các bộ, ngành chưa thật chặt chẽ… 

Để tiếp tục khắc phục những hạn chế, giải đáp những vướng mắc trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức pháp chế rà soát lại chương trình công tác theo kế hoạch để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ, chất lượng.

Bên cạnh đó, pháp chế các bộ, ngành cần thực sự quan tâm đến các dự án luật được giao chủ trì. Về tổ chức bộ máy, Bộ trưởng cho biết đang sửa đổi Thông tư liên tịch 23 nên trong quá trình sắp xếp các phòng, đơn vị thuộc Sở cần bám sát tinh thần Thông tư liên tịch 23 để tham mưu phù hợp cho chính quyền địa phương. 

Theo Bộ trưởng, trong ngành Tư pháp có 2 đơn vị sự nghiệp là phòng công chứng và trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Với chủ trương hiện nay, Sở Tư pháp phải tham mưu cho UBND để 2 đơn vị này tự chủ được.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp. Bộ trưởng còn lưu ý giải quyết giấy tờ hộ tịch cho người dân di cư tự do ở các địa phương vùng biên; phải đạt được ít nhất 2 chỉ tiêu về việc, về tiền trong công tác thi hành án; công khai trả lời các kiến nghị của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Bộ…

Đọc thêm

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.