Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri Bình Định

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 10/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Định đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trước thềm Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. 

Theo đó, tại các buổi tiếp xúc cử tri, thay mặt đoàn ĐBQH tỉnh, bà Lý Tiết Hạnh Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đã thông tin những vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Trong đó, Quốc hội cho phép bổ sung 2 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 Kỳ họp, đó là: dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao.

Quang cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định với Mặt trận các tổ chức thành viên trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định với Mặt trận các tổ chức thành viên trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ: kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Cũng theo bà Lý Tiết Hạnh, vấn đề ĐBQH và cử tri quan tâm nhất trong thời gian này chính là Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là dự án Luật lớn với nhiều nội dung quan trọng, do đó, Quốc hội sẽ bàn thảo kỹ lưỡng trước khi xem xét thông qua. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng là dự án luật được cử tri quan tâm, trong đó có 11 nội dung lớn. Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến trước khi thông qua.

Được biết dịp này, cử tri tỉnh Bình Định đã nêu lên nhiều vấn đề xoay quanh bất cập từ các bộ sách giáo khoa mới của các cấp học như Bộ sách giáo khoa hiện nay nặng hơn, giá cao hơn gây lãng phí. Do đó, đề nghị cần có bộ sách chuẩn thống nhất triển khai trên toàn quốc, giá do nhà nước quyết định.

Theo các cử tri Bình Định, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, tuy nhiên, hiệu quả hấp thụ tín dụng thấp, doanh nghiệp khát vốn nhưng mức giải ngân chậm.

“Cử tri kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cần có giải pháp để tăng mức độ hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, ông Vũ Hồng Quân Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định chia sẻ.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thay mặt đoàn ĐBQH cảm ơn cử tri và nhân dân Bình Định đã gửi nhiều ý kiến thuộc vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề còn là tồn tại cần tháo gỡ.

10 vấn đề mà cử tri và nhân dân Bình Định có văn bản gửi đến đoàn ĐBQH đã được Bộ trưởng giải đáp cặn kẽ, thấu tình đạt lý. Có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, Bộ trưởng đã có trả lời cụ thể, những kiến nghị liên quan đến bộ, ngành khác, đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tập hợp kiến nghị để gửi đến trước kỳ họp Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại Hội nghị

Liên quan đến các chính sách tài khóa, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính đã hết sức nỗ lực trong điều hành, nhằm triển khai các giải pháp về giãn, giảm, miễn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, từ năm 2021 đến nay, theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… lên đến 530.000 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số thuế, phí được miễn, giãn, giảm ước khoảng 200.000 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện trên 130.000 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ tài khóa chiếm phần lớn chương trình nên nhiệm vụ của Chính phủ, nhất là Bộ Tài chính là hết sức nặng nề. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách.

Trong đó, cùng với việc ban hành các Nghị định số 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH13; Nghị định số 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022… Năm 2023, để hỗ trợ tăng trưởng tiêu dùng, Quốc hội tiếp tục quyết định giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm thuế BVMT đối với xăng dầu; chuẩn bị nguồn lực để thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, đã thực hiện tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở... Những quyết sách này là động lực rất quan trọng cho kinh tế phục hồi, phát triển sau đại dịch và là tiền đề dài hạn cho giai đoạn tới.

Trả lời về vấn đề quan tâm tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng và người tham gia kháng chiến, Bộ trưởng cho biết, năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55 1/7/2023 của Chính phủ quy định về chế độ, nhà ở… cho người có công với cách mạng. Tuy nhiên, số người tham gia kháng chiến ở nước ta được biết là rất đông nên chưa bao phủ hết, và phải có thời gian để hoàn thiện dần các chính sách. Bộ sẽ tiếp thu ý kiến của cử tri để tham mưu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và trình Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

Về vấn đề cải cách giáo dục cũng cần sự đổi mới sách giáo khoa một cách chính xác và đầy đủ nội dung. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, phổ cập giáo dục phổ thông là kiến thức phải đồng nhất. Hiện, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giao Bộ Giáo dục soạn thảo một bộ sách giáo khoa phù hợp để sử dụng chung đồng bộ trên cả nước. Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục và đào tạo, để làm được việc này cần có lộ trình cụ thể./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.