Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ nói về biên chế giáo viên

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều nay (7/11), tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của QH đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đã tham gia giải trình thêm các câu hỏi chất vấn liên quan tới vấn đề biên chế giáo viên, việc sáp nhập các cấp học, các trường.

"Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học có lẽ không cần thiết"

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã có rất nhiều buổi làm việc với nhau và làm việc với các địa phương để giải quyết nhiều vấn đề về biên chế giáo viên, cũng như các vấn đề liên quan của nhiều năm để lại.

Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh, ngành giáo dục đào tạo rất đặc thù, đội ngũ giáo viên rất đông, nhiều đặc điểm nghề nghiệp.

Cơ bản đồng tình với Bộ trưởng nội vụ Lê Vĩnh Tân về những vấn đề đặc thù về biên chế giáo viên cũng như những vấn đề vướng mắc và giải pháp, Bộ trưởng Nhạ cho biết, tới đây, hai Bộ sẽ tiếp tục có những giải pháp tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và làm việc với các địa phương để giải quyết các vấn đề còn đang vướng. 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho hay ông rất mừng khi Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết tới đây sẽ có một loạt những đổi mới về tuyển dụng, đặc biệt liên quan đến nâng hạng những tiêu chuẩn nghề nghiệp, có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. 

“Qua thực tiễn thấy đối với giáo viên nói riêng, đối với chức công, viên chức nói chung, vấn đề quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học có lẽ không cần thiết”, ông Nhạ nói.

Theo Trưởng ngành giáo dục, những yêu cầu này đã được lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng chức năng nghề nghiệp mà trong chuẩn giáo viên cũng đã quy định. 

“Về điểm này tôi và Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng đã thống nhất về cơ bản, Bộ trưởng Nhạ nói thêm.

Sáp nhập trường phải đảm bảo chất lượng 

Liên quan đến sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường học, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, thực hiện Nghị quyết 04 của Chính phủ để triển khai Nghị quyết 19 của Trung ương về tinh giản bộ máy, Bộ GD&ĐT đã có Văn bản số 3712 hướng dẫn các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp các trường, lớp, các điểm trường lẻ, các trường phổ thông có nhiều cấp học. 

“Trường phổ thông có nhiều cấp học và mô hình trường có nhiều cấp học cũng đã được Luật Giáo dục đại học pháp điển. Trước hết mô hình đó không phải là không có cơ sở, nhưng hình thành qua con đường sáp nhập thì yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật, về điều kiện. Mỗi một cấp học có tâm sinh lý khác nhau. Do vậy, khi sắp xếp phải tính toán đảm bảo được những yêu cầu về mặt chuyên môn sư phạm khoa học”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Lấy ví dụ, ông cho biết, về cán bộ lãnh đạo dù có giảm nhưng phải đủ điều kiện, giáo viên cũng phải đủ điều kiện; các sân chơi, tập ở các lứa tuổi phải đảm bảo. Các phòng học bộ môn, khối học cũng phải riêng chứ không phải dồn tất cả…

“Do vậy, trong hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 04 của Chính phủ, các địa phương có thẩm quyền sắp xếp trên nhu cầu và điều kiện cụ thể chứ không phải sắp xếp cơ học. Vì vậy, có nhiều địa phương làm tốt, nhưng cũng có địa phương làm vội, sắp xếp cơ học dẫn đến không đảm bảo điều kiện cho dạy và học”, Bộ trưởng Nhạ cho hay.

Theo ông Nhạ, tới đây Bộ sẽ phối hợp nhắc nhở đồng thời tiếp tục cùng với các địa phương hướng dẫn để công việc sắp xếp các trường, đặc biệt là những trường liên cấp phải đảm bảo được những điều kiện. 

“Mục đích của việc sáp nhập này đảm bảo chất lượng, không phải mục đích để giảm biên chế. Rất nhiều địa phương chúng tôi có làm việc họ cũng nhất trí như vậy”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết thêm, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ cùng với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xây dựng một nghị quyết tham mưu cho Chính phủ về biên chế giáo viên, đảm bảo hợp lý, có lộ trình giảm, giảm cán bộ quản lý và phục vụ thực sự không cần thiết; tăng giáo viên.

“Nhưng ở đây tăng cũng phải hợp lý chứ không phải tăng một cách vô cùng. Ví dụ, các định biên về giáo viên phải tính toán đến các vùng thành phố với các vùng miền núi có khác nhau, để trên cơ sở đấy các địa phương có căn cứ sắp xếp, rà soát”, ông Nhạ nêu rõ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.