Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp “kiềng 3 chân“

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về giải pháp toàn diện
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về giải pháp toàn diện
(PLO) - Tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường về kinh tế xã hội, sáng nay (27/10) Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đăng đàn giải trình một số vấn đề thắc mắc của các đại biểu (ĐB). Người đứng đầu ngành Y tế cho biết, với những giải pháp toàn diện, mạnh mẽ trong thời gian qua, người dân đã tin tưởng, đánh giá cao ngành y tế.


10.000 cán bộ ngành Y tế bị kỷ luật

Báo cáo Quốc hội những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian qua toàn ngành nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Chính phủ các nghị quyết của Quốc hội, vì thế đã đạt được tiến bộ rõ nét, cái đích cuối cùng là sự hài lòng của con người. “Theo đánh giá của UNDP với các chỉ số PAPI đánh giá 70% hài lòng. Khảo sát đánh giá 3 nghìn người, tỷ lệ hài lòng bệnh nhân nội trú khi ra viện là 80%”, bà Tiến nói.

Ngành cũng ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho tuyến cơ sở, chuyển giao nhiều kỹ thuật khó tuyến tỉnh như mổ tim hở, thụ tinh nhân tạo, nội soi. Nhiều tuyến tỉnh miền núi, các tỉnh tại Đồng bằng sông cửu long đã có thể làm các kỹ thuật cao thậm chí mổ tim nhân tạo.

Bộ Y tế cũng đã ban hành tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn Quốc tế.Tổ chức đánh giá độc lập phân hạng bệnh viện sau chấm điểm để tiến tới có những tổ chức độc lập đánh giá. Theo đó công khai minh bạch đánh giá này trên cơ quan truyền thông. “Toàn bộ bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh đã làm được điều này” bà Tiến nói

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua, nhiều bệnh viện được xây mới đặc biệt tại tuyến huyện, tỉnh, và tuyến trung ương được nâng cấp và xây mới nhiều tạo nên bộ mặt khang trang. Đề án xanh sạch đẹp, đổi mới toàn diện thái độ phong cách đã triển khai trong toàn ngành. Các bệnh viện khang trang, ứng dụng công nghệ thông tin có nơi chờ chỗ chờ, có đường dây nóng, tiếp dân.

Rồi vấn đề nhà vệ sinh bệnh viện, tổ chức ngày nhà vệ sinh bệnh viện và  chúng tôi quyết liệt trong vấn đề này cho rằng quyết định chất lượng trong bệnh viện Nếu bệnh viện nào mà nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc ở bẩn. Nếu khoa nào có chỗ rửa tay không sạch sẽ thì đồng chí trưởng khoa là ở bẩn.

Không những thế, Bộ Y tế đã thành lập đường dây nóng. Trong thời gian qua, Bộ đã xử lý 10.000 cán bộ ngành y tế từ đến xã đến trung ương. Lắp camera ở những nơi khám bệnh những nơi có thể xảy ra vấn đề có thái độ với người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Việc đổi mới cơ chế tài chính được thực hiện, đưa tới lộ trình tính đúng, tính đủ đưa cả lương vào giúp chất lượng khám chữa bệnh tăng, giúp tái đầu tư giảm bớt ngân sách. Chính từ đây thu hút nhiều người tham gia bảo hiểm y tế. Đẩy người tham gia bảo hiểm vừa qua vượt chỉ tiêu quốc hội và Chính phủ giao. “Chúng tôi cũng tăng xã hội hóa, khuyến khích loại hình công tư, để thu hút vốn cho bệnh viện nhiều hình thức lựa chọn cho người dân”, bà Tiến cho biết.

Ngoài ra, Bộ Y tế đưa ra đề án đưa bác sĩ trẻ, đào tạo chuyên khoa I, tốt nghiệp loại giỏi đưa về 62  huyện nghèo. Các huyện nghèo được hoan nghênh giải quyết nhiều khó khăn tại đây. Tăng cường y tế cơ sở, nối mạng 100% cơ sở khám chữa bệnh theo BHXH. Trạm ky tế xã kèm theo theo dõi sổ khám chữa bệnh, tăng cường chất lượng bênh viện. Nhiều tiêu chí chất lượng ban hành ngang tầm với quốc tế, hơn 7.000 hướng dẫn quy trình y tế đã được ban hành.

“Chính từ đây, chất lượng y tế được tăng lên rõ rệt, người dân đánh giá cao”, Người đứng đầu Bộ Y tế khẳng định.

Người dân vẫn chưa tin bệnh viện tuyến cơ sở

Bộ trưởng Tiến cũng thẳng thắn nêu những tồn tại của ngành. Theo bà, vấn đề quá tải tại các bệnh viện trung ương tuyến cuối khoa khám chưa được giải quyết, có bệnh viện thời điểm cao có 5.000-6.000 bệnh nhân. “Người dân bị bệnh nhẹ cũng đến tuyến trung ương khám chữa bệnh không tin tưởng tuyến dướng. Điển hình như dịch tay chân miệng, bệnh nhẹ cũng vào bênh viện trung ương nằm gây quá tải và có thể lây nhiễm chéo làm tăng tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhân này”, bà Tiến nêu nguyên nhân.

Cũng theo bà Tiến, việc chăm sóc bệnh viện chưa  toàn diện đảm bảo, chưa đảm bảo 3 điều dưỡng, 1 bác sĩ. Và một bệnh nhân vào thì 3-4 người nhà vào. Người dân phải chăm sóc chứ không phải bệnh viện chăm sóc toàn diện. “Rất nhiều nguyên nhân nhưng do nguyên nhân cốt yếu đó là cơ chế tài chính chưa đủ chi trả để chất lượng tăng lên”, bà Tiến nói.

Cùng với đó, chất lượng y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu cơ sở vậy chất, nguồn nhân lực, số lượng chưa đảm bảo, chế độ chính sách chưa đảm bải, chất lượng khám chũa bệnh các vùng miền cũng khác nhau. Nói chung có rất nhiều nguyên nhân.

Giải pháp "kiềng 3 chân"

Trình bày những giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Tiến cho biết sẽ thực hiện giải pháp “kiềng 3 chân"

Kiềng thứ nhất, phải tăng cường tuyến y tế cơ sở, chăm sóc người khỏe mạnh, tăng cường y tế dự phòng, gắn với y học gia đình, gắn y tế xã phường, chăm sóc con người khi chưa bị bệnh. “Chúng tôi đang thí điểm 26 mô hình, giống các nước phát triển, cả về nhân lực, tài chính. Chúng ta phấn đấu 10 năm xong mô hình,  20 năm nhân rộng ra toàn quốc”, bà Tiến cho biết.

Kiềng thứ hai, khi bị bệnh phải vào bệnh viện, phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, giảm thời gian điều trị, giảm lây chéo, giảm người ra nước ngoài, giảm thời gian khám chữa bệnh. Sắp tới sẽ khánh thành một loạt cơ sở y tế khám kiểm tra giống chất lượng nước ngoài, có chuyên gia nước ngoài, để người Việt không ra nước ngoài.

Chân kiềng thứ ba, đó là nhân lực, tài chính, đó là cơ sở hạ tầng. Về nhân lực, Quốc hội sẽ thông qua luật giáo dục đào tạo, có cơ chế riêng cho ngành y tế, sau 6 năm, phải thực hành, rồi thi cấp chứng chỉ, rồi học chuyên khoa 3 năm, sau đó mới có thể hành nghề. Các điều kiện này tiệm cận quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.