Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Hà Nội tính toán cho học sinh ngoại thành trở lại trường

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu trong một hội nghị trực tuyến cuối tháng 8/2021. Ảnh: Cổng thông tin Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu trong một hội nghị trực tuyến cuối tháng 8/2021. Ảnh: Cổng thông tin Bộ GD&ĐT.
0:00 / 0:00
0:00
VTV.vn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đưa ra đề nghị tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội với lãnh đạo TP Hà Nội ngày 14/10.

Ngày 14/10, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội trước kỳ họp thứ 2 của Quốc hội (dự kiến khai mạc vào 20/10).

Tại cuộc làm việc này, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) góp ý, TP Hà Nội nên tính đến chiến dịch giáo dục và kế hoạch điều tiết lại đời sống tinh thần cho người dân để thích ứng với dịch bệnh trong tình hình mới.

Cụ thể nghiên cứu, xem xét việc cho học sinh đi học trở lại sau khi TP Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, trước mắt có thể cho học sinh khu vực ngoại thành trở lại trường học .

Tương tự, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cũng kiến nghị, TP có tư vấn sâu hơn về y khoa để cho học sinh sớm được đi học trở lại.

Các ĐBQH thuộc đoàn Hà Nội cũng đóng góp nhiều ý kiến để TP có thể sớm khôi phục các hoạt động để trở lại trạng thái bình thường sau dịch COVID-19.

Trong đó Hà Nội cần tập trung lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. Tập trung trí tuệ, sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, khơi thông các nguồn lực để sớm phục hồi phát triển KTXH…

Tiếp thu các ý kiến góp ý, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội khẳng định: "TP vẫn đang đứng trước nhưng rủi ro lây lan của dịch bệnh, nên tinh thần mở cửa lại phải linh hoạt, không lơ là, chủ quan".

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định, thành phố vẫn cần đánh giá, phân loại vùng để có phương án mở lại dần, đảm bảo nguyên tắc an toàn nhất cho học sinh.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Hà Nội tính toán cho học sinh ngoại thành trở lại trường - Ảnh 1.

Học sinh ở ngoại thành Hà Nội có thể được trở lại trường trong tháng 10. Ảnh minh họa.

Trước đó, trong tất cả các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT đều yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của dịch COVID-19 để đưa ra quyết định thực hiện kế hoạch năm học một cách linh hoạt đến từng trường học, tránh "đồng phục" cho cả địa phương. Trong đó, nơi nào dịch ổn định phải tranh thủ tận dụng tối đa "thời gian vàng" học sinh được đến trường học trực tiếp để dạy nội dung cốt lõi, củng cố kiến thức.

Trong ngày 14/10, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nói, việc đến trường của học sinh Hà Nội còn có nhiều khó khăn cần khắc phục. Cụ thể đó là vấn đề chưa có vaccine cho học sinh dưới 18 tuổi. Hà Nội có tổng số 2,1 triệu học sinh, cộng với 900 nghìn trẻ em chưa đến tuổi đi học. Mở cửa trường học khi học sinh chưa được tiêm phòng sẽ không đảm bảo an toàn.

Hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng nhiều phương án để cho các cháu học trở lại. Trong đó, phương án khả thi nhất là cho học sinh đầu cấp, cuối cấp như: lớp 6, lớp 9, 10, 12 học trước sau đó theo lộ trình dần dần cho các cháu còn lại đi học. Tuy nhiên, việc này ban đầu cũng sẽ chỉ triển khai tại các khu vực an toàn, vùng xanh, không có nguy cơ xảy ra dịch COVID-19.

Đây cũng là ý kiến được đông đảo giáo viên, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện tán thành.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021, Chính phủ yêu cầu những vùng kiểm soát được COVID-19 và bảo đảm an toàn cần tổ chức dạy và học trực tiếp ngay từ tháng 10, đồng thời giao Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ quan, địa phương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn khi học sinh trở lại.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.