Bố trí nguồn vốn, quyết tâm hoàn thành dự án đường Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội - điều hành phiên họp.
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội - điều hành phiên họp.
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vấn đề trên tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, chiều nay, 6/6.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) và nhiều đại biểu khác nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh; đánh giá cao sự nỗ lực và kết quả đạt được của Chính phủ trong việc triển khai dự án thời gian qua.

Các đại biểu cũng chỉ ra rằng, dự án đã chậm tiến độ nhiều năm so với các Nghị quyết của Quốc hội.

Do đó, Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, thiệt hại của việc không hoàn thành thông toàn tuyến vào năm 2020 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các địa phương có tuyến đường đi qua.

Cùng với đó, các đại biểu cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như chất lượng công trình nhiều đoạn, tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, còn để xảy ra tiêu cực… và đề nghị Chính phủ tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các chủ thể liên quan, rút kinh nghiệm cho các công trình đang triển khai với số vốn đầu tư rất lớn.

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn khả thi để đảm bảo hoàn thành các dự án tiếp theo của dự án đường Hồ Chí Minh để nối thông toàn tuyến trong năm 2025. Đồng thời, nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như bảo đảm an toàn giao thông.

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định, đường Hồ Chí Minh là con đường đặc biệt, con đường huyền thoại nên Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 38/2004/NQ-QH11, Nghị quyết số 66/2013/QH13; Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, trong đó có Bộ Giao thông vận tải đã rất quyết liệt triển khai thực hiện.

Về nguyên nhân chậm tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, giai đoạn từ năm 2000 – 2010, tiến độ triển khai dự án rất tốt.

Tiếp đó, giai đoạn 2011-2015 được bố trí nguồn lực rất lớn, nhưng thời điểm đó xảy ra khủng hoảng kinh tế, Chính phủ ban hành nghị quyết để dừng, giãn nhiều dự án nhằm kiểm soát lạm phát.

Giai đoạn 2011-2015 hầu như các dự án lớn, trong đó có dự án đường Hồ Chí Minh phải dừng, giãn để kiềm chế lạm phát và trong 5 năm này hầu như không thực hiện được.

Giai đoạn 2016 đến 2020, chúng ta chủ trương khởi động lại những dự án dang dở, dừng giãn và tập trung dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 1 và nhiều dự án trọng điểm. Tuy nhiên, nguồn lực dành cho dự án đường Hồ Chí Minh và các dự án dang dở giai đoạn này cũng rất ít nên không đủ nguồn lực thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, một nguyên nhân nữa là đường Hồ Chí Minh là con đường đi qua địa hình phức tạp, khu vực địa chất khó khăn... Do đó, trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng…

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của Bộ và một số bộ ngành liên quan trong công tác tham mưu cho Chính phủ tham mưu Quốc hội để rà soát, bố trí nguồn vốn.

Về giải pháp khắc phục tình trạng chậm tiến độ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tin tưởng, với việc bố trí đủ nguồn lực và sự quyết liệt của Chính phủ và địa phương, giai đoạn sắp tới, dự án đường Hồ Chí Minh nói riêng và các dự án khác sẽ thực hiện đúng tiến độ.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai dự án đường Hồ Chí Minh.

Đây là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về lịch sử chính trị, kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

Việc cơ bản hoàn thành dự án đã góp phần phát triển đất nước, đặc biệt đối với các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.

Đồng thời, việc hoàn thành mục tiêu thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các vùng chiến khu kháng chiến.

Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn 2 năm nhưng vẫn còn một số đoạn tuyến chưa được hoàn thành để nối thông toàn tuyến.

“Trong quá trình triển khai thực hiện dự án còn có những hạn chế, bất cập và khó khăn, vướng mắc, đề nghị Chính phủ tổ chức rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện dự án không đáp ứng yêu cầu theo Nghị quyết của Quốc hội, làm rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, trách nhiệm của Trung ương, bộ, ngành, địa phương...”, Phó Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Toàn cảnh phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội thống nhất đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp về chủ trương tiếp tục đầu tư các đoạn, tuyến còn lại của đường Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2025.

Theo đó, sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thành các đoạn đang triển khai và cân đối, bố trí nguồn lực để đầu tư hoàn thành hai dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận để đến năm 2025 cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh trên cơ sở tận dụng Quốc lộ 32, Quốc lộ 21.

Thứ hai, tập trung nguồn lực hoàn thành khoảng 287 km thuộc dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đi trùng với đường Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14, Nghị quyết 44/2022/QH15.

Đối với đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến, thực hiện chuẩn bị đầu tư ngay trong năm 2022 và 2023 theo quy mô cao tốc làm cơ sở để huy động nguồn vốn sớm đầu tư khi cân đối đủ nguồn lực. Yêu cầu Chú ý công tác bảo dưỡng, chống xuống cấp một số đoạn, tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại của các dự án, các tuyến đã đầu tư khu vực Tây Nguyên, nhất là di dời các trạm thu phí, giải quyết về đền bù, quyết toán chống lấn chiếm hành lang.

Tin cùng chuyên mục

Hiện trường vụ cháy.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.