Bộ Tài nguyên và Môi trường “hứa” mạnh tay xử lý ô nhiễm trầm trọng ở hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải

Nguồn nước sông Ngũ Huyện Khê không sử dụng được theo quy chuẩn hiện hành
Nguồn nước sông Ngũ Huyện Khê không sử dụng được theo quy chuẩn hiện hành
(PLVN) - Từ kết quả rà soát, đánh giá thực trạng tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số dòng sông lớn, trong đó có hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải và sông Ngũ Huyện Khê, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cam kết sẽ có nhiều giải pháp mạnh để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các điểm “nóng” này. 

Theo đó, Bộ TN&MT cho biết sẽ tập trung giải quyết tình trạng ô nhiễm trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, bằng một số giải pháp cụ thể như: Tổ chức cải tạo, nạo vét lòng sông, kênh để khơi thông dòng chảy, xây dựng lộ trình, từng bước kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm hiện đang xả thải trực tiếp vào hệ thống, trong đó bao gồm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề… trong khu vực; giải quyết tình trạng ô nhiễm của các sông, kênh nhánh (sông Cầu Bây, sông Bần Vũ Xá, sông Đình Dù, kênh Trần Ngọ, sông Sặt, sông Cửu An…);

Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai mạng lưới thu gom nước thải, và trạm xử lý nước thải (XLNT) tập trung tại đô thị, khu dân cư đáp ứng yêu cầu theo từng giai đoạn; hoàn thiện hệ thống XLNT công nghiệp của các cơ sở; huy động các nguồn lực xã hội hoá trong việc XLNT để phát huy hiệu quả. Đồng thời xem xét, điều chỉnh lại chế độ đóng mở cửa hệ thống thủy nông cho phù hợp để cải thiện tình trạng ô nhiễm theo mùa.

Đối với lưu vực sông Cầu, báo cáo của Bộ TN&MT cho biết sẽ tiếp tục rà soát đề xuất Dự án triển khai khắc phục ô nhiễm sông Cầu cấp bách, thiết thực tại mỗi địa phương (tập trung trước mắt vào kiểm soát các cơ sở xả thải lớn, thu gom XLNT sinh hoạt và làng nghề) và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt với nguồn ngân sách nhà nước dành cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (BVMT) hoặc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp chi đầu tư, chi sự nghiệp môi trường; xã hội hóa trong công tác BVMT.

Đáng chú ý, đối với vấn đề ô nhiễm trên sông Ngũ Huyện Khê, Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường cam kết sẽ đẩy nhanh việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đưa công trình XLNT tập trung của làng nghề Phong Khê với công suất đạt 10.000 m3/ngày đêm vào hoạt động. Đồng thời rà soát và xây dựng hoàn thiện đường ống thu gom nước thải của toàn bộ các cơ sở đang hoạt động tại làng nghề Phong Khê, bảo đảm nước thải phát sinh phải được thu gom triệt để đưa vào hệ thống XLNT tập trung để xử lý; nước thải sau xử lý phải đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT cột A và QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi thải ra ngoài môi trường (hiện tại mới chỉ thu gom được khoảng 2.000 m3/ngày đêm).

Ngoài ra, cũng theo Bộ này sẽ có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và cho phép cơ chế đặc thù riêng đối với việc đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung của CCN Phú Lâm và CCN Phong Khê 2. “Buộc các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong làng nghề Phong Khê và CCN Phú Lâm phải thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống XLNT tập trung, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; trường hợp không đấu nối thì phải đầu tư hệ thống XLNT đáp ứng yêu cầu về BVMT hoặc di dời vào các KCN, CCN đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật về BVMT theo quy định”- giải pháp của Bộ TNMT đưa ra.

Bên cạnh đó, rà soát, xử lý ngay các điểm tập kết chất thải rắn không đúng quy định, đặc biệt các điểm dọc sông Ngũ Huyện Khê có nước rỉ rác chảy thẳng ra sông. Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT làng nghề Phong Khê, CCN Phú Lâm; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động, cưỡng chế đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Xây dựng cơ chế phối hợp liên tỉnh trong phát hiện, trao đổi thông tin, điều tiết nước tại cống tiêu Đặng Xá, xử lý ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, tại các vùng nông thôn, với khoảng hơn 60 triệu dân sinh sống, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày thải ra môi trường được đánh giá là rất lớn, ước tính khoảng hơn 6 triệu m3/ngày đêm. Cùng với nước thải sinh hoạt ở khu vực đô thị chưa qua xử lý, nước thải từ 5.490 làng nghề và làng có nghề thải ra môi trường đang được coi là một trong những thủ phạm chính gây ra sự ô nhiễm trầm trọng cho các dòng sông lớn hiện nay.

Trước đó, như Báo PLVN đã thông tin, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và sông Ngũ Huyện Khê đang bị ô nhiễm trầm trọng. Ở hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, trên 90% các vị trí quan trắc nước mặt trên hệ thống có các thông số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vượt giới hạn quy định cho chất lượng nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi (ngưỡng B1 theo QCVN 08); Còn sông Ngũ Huyện Khê, năm 2016, kết quả quan trắc tại cầu Đào Xá có thông số COD vượt 18 lần và BOD5 vượt 26 lần QCVN 08. Năm 2019, chất lượng nước tại tất cả các điểm quan trắc trên sông đều rất xấu, không đáp ứng cho các mục đích sử dụng nước theo QCVN 08.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.