Kiến nghị 1:
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, địa bàn rộng; những năm qua số lượng tổ chức, cá nhân người nộp thuế tăng nhanh (năm 2005, số lượng doanh nghiệp là 500 đơn vị, số hộ kinh doanh trên 7.000 hộ. Đến nay có trên 2.400 doanh nghiệp và 18.000 hộ kinh doanh), đồng thời số thu cũng tăng nhanh, từ trên 400 tỷ nào năm 2005, đến năm 2009 đã thu 1.336 tỷ đồng, trong khi đó số lượng biên chế vẫn không thay đổi (550 biên chế) và trong những năm tới số thu còn tiếp tục tăng. Đề nghị Tổng cục Thuế bổ sung tối thiểu 50 chỉ tiêu biên chế so với mức đã được duyệt (550 biên chế) để ngành thuế Thái Nguyên đảm bảo lực lượng triển khai, thực hiện tốt các nhiện vụ được Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và tỉnh giao.
Trả lời: (Tại công văn số 11550/BTC-TCT)
Chủ trương chung của Nhà nước là hạn chế tăng biên chế và cần đổi mới cải cách quy trình thủ tục hành chính cùng với công tác hiện đại hóa. Ngành Tài chính cũng nằm trong chủ trương chung đó nên việc tăng thêm chỉ tiêu biên chế nhiều là khó… Bộ Tài chính đang cùng với Bộ Nội vụ thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh biên chế công chức năm 2010 đối với ngành Tài chính, ngành Thuế theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về việc quản lý biên chế công chức. Hiện nay, biên chế công chức dự phòng của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) không còn nên việc điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức năm 2010 đối với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là chưa thực hiện được.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức năm 2010 và Bộ Nội vụ thông báo, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Tổng cục Thuế xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên trong phạm vi chỉ tiêu biên chế công chức năm 2010 được giao.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, địa bàn rộng; những năm qua số lượng tổ chức, cá nhân người nộp thuế tăng nhanh (năm 2005, số lượng doanh nghiệp là 500 đơn vị, số hộ kinh doanh trên 7.000 hộ. Đến nay có trên 2.400 doanh nghiệp và 18.000 hộ kinh doanh), đồng thời số thu cũng tăng nhanh, từ trên 400 tỷ nào năm 2005, đến năm 2009 đã thu 1.336 tỷ đồng, trong khi đó số lượng biên chế vẫn không thay đổi (550 biên chế) và trong những năm tới số thu còn tiếp tục tăng. Đề nghị Tổng cục Thuế bổ sung tối thiểu 50 chỉ tiêu biên chế so với mức đã được duyệt (550 biên chế) để ngành thuế Thái Nguyên đảm bảo lực lượng triển khai, thực hiện tốt các nhiện vụ được Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và tỉnh giao.
Trả lời: (Tại công văn số 11550/BTC-TCT)
Chủ trương chung của Nhà nước là hạn chế tăng biên chế và cần đổi mới cải cách quy trình thủ tục hành chính cùng với công tác hiện đại hóa. Ngành Tài chính cũng nằm trong chủ trương chung đó nên việc tăng thêm chỉ tiêu biên chế nhiều là khó… Bộ Tài chính đang cùng với Bộ Nội vụ thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh biên chế công chức năm 2010 đối với ngành Tài chính, ngành Thuế theo quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về việc quản lý biên chế công chức. Hiện nay, biên chế công chức dự phòng của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) không còn nên việc điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức năm 2010 đối với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là chưa thực hiện được.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức năm 2010 và Bộ Nội vụ thông báo, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Tổng cục Thuế xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu biên chế công chức theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên trong phạm vi chỉ tiêu biên chế công chức năm 2010 được giao.
Kiến nghị 2:
Đề nghị Chính phủ có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân. Đồng thời xem xét việc giao và phân cấp thêm chức năng điều tra nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý thuế của ngành thuế.
Trả lời: (Tại công văn số 11551/BTC-TCT)
1.Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007, Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Tại các văn bản này đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về thuế (từ hành vi vi phạm thủ tục thuế đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế) của người nộp thuế và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
2. Tại khoản 2 Điều 13 Luật Quản lý thuế quy định:
“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền han của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế”.
Như vậy, Luật Quản lý thuế đã quy định trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm vi phạm pháp luật về thuế thuộc các cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án). Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên về ý kiến “xem xét việc giao và phân cấp thêm chức năng điều tra nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý thuế của ngành thuế”, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để tham gia trong quá trình sửa đổi các luật liên quan.
Kiến nghị 3:
Theo quy định tại khoản 2.2 Mục I phần III Thông tư số 95/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính thì một trong những giấy tờ trong hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ đối với tàu thuyền, ô tô, xe máy, súng săn, súng thể thao phải có là hóa đơn mua tài sản hợp pháp…, hoặc giấy tờ chuyển giao tài sản được ký kết giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản có xác nhận của công chứng Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, thể nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh). Tuy nhiên trong trường hợp thay đổi loại hình doanh nghiệp như chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH và ngược lại thì trong khi các thủ tục đăng ký kinh doanh hay đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới chưa hoàn tất, doanh nghiệp không thể có hóa đơn theo quy định để lập cho giao dịch tiếp theo của tài sản thuộc doanh nghiệp do hóa đơn cũ đã nộp về cơ quan thuế. Do vậy đã tạo ra khó khăn cho cơ quan thuế và doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục trước bạ hay đăng ký sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Trả lời: (Tại công văn số 11549/BTC-TCT)
-Theo quy định tại Điểm 1.3, Mục IX, Phần B, Thông tư spps 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ đối với tàu thuyền, ô tô, xe máy, súng săn, súng thể thao phải có hóa đơn mua tài sản hợp pháp.
- Theo quy định tại Điều 17, Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 4/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục, đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp.
- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Thông tư số 14/2010/TT-BKH nêu trên, đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mấu mới thì trong thời hạn tối đa 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc các loại hình doanh nghiệp khác (trừ doanh nghiệp tư nhân) thì trong vòng 2 đến 5 ngayg sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế doanh nghiệp có thể đến cơ quan thuế mua hóa đơn để lập cho giao dịch tiếp theo.
Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2011. Theo đó, doanh nghiệp có thể chủ động tự in hóa đơn hay đặt in theo quy định đáp ứng yêu cầu về hóa đơn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kiến nghị 4:
Quy định về khoản thu phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư số 47/2006/TT/BTC ngày 31/5/2006 về trình tự, thủ tục còn rất nhiều vướng mắc và chưa phù hợp với việc quản lý điều hành ngân sách của các phường, xã (cơ quan quyết định xử phạt) khi thực hiện. Đề nghị xem xét điều chỉnh trình tự thủ tục, nên giao cho UBND xa phường mở tài khoản tạm giữ đến hết thời gian khiếu nại thì chuyển vào ngân sách của xã phường theo phân cấp của luật NSNN (không nên chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính sau đó mới chuyển về ngân sách phường xã).
Trả lời: (Tại công văn số 11265/BTC-PC)
Việc thu nộp, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tiền thu về xử phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Để hướng dẫn Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 6/10/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 6/10/2005, trong đó quy định tiền phạt vi phạm hành chính phải nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản tạm thu, tạm giữ do cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước.
Việc quy định tiền phạt vi phạm hành chính chỉ nộp vào tài khoản tạm giữ do cơ quan tài chính cấp tỉnh, huyện mở tại Kho bạc Nhà nước mà không quy định cho cấp xã mở tài khoản tạm giữ vì các lý do sau:
- Theo quy định tại Thông tư số 47/2006/TT-BTC thì tiền thu phạt vi phạm hành chính điều tiết 100% cho ngân sách địa phương. Do đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cấp có thẩm quyền quyết định việc điều tiết đối với nguồn thu này giữa các cấp ngân sách địa phương nên không phải đương nhiên là cấp nào thu thì thuộc về ngân sách cấp đó.
- Do đặc thù của xử phạt vi phạm hành chính thường phải có sự phối hợp giữa các lực lượng và các địa phương trên địa bàn, do đó nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính thường được sử dụng phân phối cho các lực lượng tham gia nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa các lực lượng và các địa phương (nhất là cấp xã); một số lĩnh vực đặc thù như trật tự an toàn giao thông quy định nộp hết về cấp tỉnh để phân phối chi cho các lực lượng trực thuộc trung ương, tỉnh, huyện, xã theo tỷ lệ quy định.
Kiến nghị 5:
Về cơ sở vật chất của Cục Thuế: Đề nghị đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị và thay thế thiết bị tin học (hệ thống máy chủ) nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, đầu tư kinh phí cho xây dựng các phần mềm hỗ trợ phù hợp với thực tế địa phương như: phần mêm quản lý trước bạ, quản lý thuế nhà đất….
Trả lời: (Tại công văn số 11268/BTC-TCT)
Việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị CNTT và xây dựng các phần mềm quản lý thuế những năm gần đây được thực hiện theo Chương trình cải cách hệ thống Thuế đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 và Kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Thuế giai đoạn 2008 – 2010 đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-BTC ngày 09/02/2009, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã cụ thể hóa từng nội dung trong kế hoạch được duyệt để tổ chức triển khai chương trình CNTT rộng khắp trong toàn ngành Thuế, trong đó có Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Việc đầu tư đối với Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên thuộc chương trình tin học hóa toàn ngành và đã đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế của ngành Thuế tại tỉnh Thái Nguyên, phù hợp với chương trình hiện đại hóa toàn ngành Thuế.
Do việc tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị CNTT của ngành Thuế năm 2008, 2009 gặp một số khó khăn nên chưa kịp thời cấp thay thế thiết bị tin học đáp ứng nhu cầu quản lý thuế tại địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Đến nay, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã hoàn thành việc mua sắm và đang cấp bổ sung trang thiết bị tin học đáp ứng yêu cầu của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
Về phần mêm quản lý thuế nhà đất, trước bạ: năm 2009, Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Thuế xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý thuế nhà đất dùng chung và đang chuẩn bị triển khai thống nhất trong toàn ngành Thuế từ quý III/2010. Phần mềm ứng dụng quản lý thuế trước bạ cũng đã được Tổng cục Thuế lập kế hoạch xây dựng phần mềm dùng chung trong năm 2010 và dự kiến triển khai toàn ngành vào năm 2011. Do vậy, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) không cấp kinh phí cho Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên xây dựng riêng các phần mềm này để tránh lãng phí đầu tư trùng lắp, đảm bảo tính thống nhất hệ thống ứng dụng và dữ liệu toàn ngành.
Như vậy đến cuối năm 2010, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đảm bảo trang bị đủ máy tính và các phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, hỗ trợ tích cực Cục Thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách và hiện đại hóa công tác thu thuế theo Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế đã được Chính phủ phê duyệt.
Kiến nghị 6:
Đề nghị Chính phủ quy định cơ chế chính sách thuế riêng cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển đặc biệt là các vùng trung du miền núi, để thu hút đầu tư, ưu đãi kích cầu nhằm phát triển kinh tế giữa các vùng. Đối với các tỉnh miền núi khó khăn (như Thái Nguyên), Chính phủ giao Bộ Tài chính quy định tăng tỷ lệ nộp thuế giá trị gia tăng vào ngân sách địa phương của các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn như: điện lực, viễn thông… để tăng nguồn lực phát triển cho địa phương.
Trả lời: (Tại công văn số 11242/BTC-CST)
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, pháp luật về đầu tư quy định lĩnh vực ngành nghề, vùng miền cần được khuyến khích ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó pháp luật về thuế hiện hành đã quy định chính sách ưu đãi thuế theo lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cần khuyền khích phát triển trong từng thời ký để đảm bảo kinh tế phát triển bền vừng, góp phần thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa các vùng miền, đồng thời thông qua chính sách ưu đãi thuế đối với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong phạm vi cả nước.
Cụ thể theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/2/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ đã quy định danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế trong giai đoạn hiện nay, theo đó các địa phương thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn (trong đó có các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên) đều đang là các địa bàn được khuyến khích đầu tư, được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và các ưu đãi tài chính khách theo quy định của pháp luật.
Đồng thời Chính phủ cũng đã có quy định mức ưu đãi thuế cụ thể áp dụng theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ví dụ doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm thay vì mức thuế suất phổ thông 25%, được miến thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo luật Thuế GTGT, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì thuế GTGT thu trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và thuế GTGT thu tại địa phương nơi bán hàng. Do đó các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện, viễn thông,… có doanh thu trên địa bàn tỉnh nào thì số thu thuế GTGT tính trên khoản doanh thu này thuộc về số thu ngân sách nhà nước tại tỉnh đó.
Thuế GTGT là khoản thu phân chia giữa ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương theo đúng Luật Ngân sách nhà nước. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007-2010, ngân sách tỉnh Thái Nguyên được hưởng 100% số thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ sản xuất cung ứng trong nước phát sinh trên địa bàn tỉnh, kể cả các trường hợp hạch toán toàn ngành như điện, viễn thông.
Kiến nghị 7:
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh tăng mức thu học phí đào tạo lái xe theo kiến nghị của Bộ giao thông vận tải để phù hợp với tình hình thực tế.
Trả lời: (Tại công văn số 11251/BTC-HCSN)
Theo quy định của Luật Dạy nghề (số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006); Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề; quy định: Các trình độ nghề bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề (Điều 2); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện dưới 1 năm (Khoản 1 Điều 6). Đối với đào tạo lái xe cơ giới đường bộ là loại hình đào tạo sơ cấp nghề.
Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, trong đó tại khoản 4 Điều 12 quy định: Học phí học đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: được thu theo thỏa thuận với người học nghề
Căn cứ quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ (thay thế Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ); theo hướng mức thu học phí do cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; để xây dựng mức thu học phí đối với từng hạng giấy phép lái xe cho phù hợp.
Mức thu học phí nêu trên, cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ báo cáo bộ chủ quản (đối với cơ sở đào tại lái xe trực thuộc các Bộ), báo cáo UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền (đối với cơ sở đào tạo lái xe thuộc địa phương, bao gồm cả các cơ sở ngoài công lập) để theo dõi quản lý, đồng thời phải công khai trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học.
Kiến nghị 8:
Đề nghị Bộ Tài chính xem xét quy định rõ việc mua sắm phương tiện đào tạo lái xe là phương tiện thiết bị đào tạo, không nên quy định chung là mua sắm ô tô như quy định hiện hành.
Trả lời: (Tại công văn số 11251/BTC-HCSN)
1.Theo quy định tại khoản 12 Điều 5 Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì xe đào tạo lái xe cơ giới đường bộ đươc quy định như sau:
- Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo;
- Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng và được ghi vào Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
- Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;
- Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải kẻ tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2;
- Ô tô phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: biển trước kích thước 10cm x 25cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biển sau kích thước 10cm x 25cm đối với xe hạng B, kích thước 35cm x 35cm đối với xe các hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe…
- Có giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, 4b do Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 12 Điều này, thời hạn tương ứng thời gian được phép lưu hành của xư tập lái.
2. Theo Điều 11 Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công tập, công ty Nhà nước quy định:
- Xe chuyên dùng là xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ hoặc sử dụng cho nhiệm vụ đặc thù, đột xuất, cấp bách phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị – xã hội.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương quyết định chủng loại, số lượng, giá mua xe chuyên dùng trang bị cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủng loại, số lượng, giá mua xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thong tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì xe đào tạo lái xe cơ giới đường bộ là xe chuyên dùng phục vụ công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ của các cơ sở đào tạo lái xe công lập. Do vậy việc mua sắm, trang bị thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn tại mục III phần II Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 của Bộ Tài chính.
Kiến nghị 9:
Tỷ lệ miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên của các trường đại học ở miền núi cao (từ 25-30%) đã ảnh hưởng tới nguồn thu của các nhà trường. Đề nghị Chính phủ có chính sách cấp bù kinh phí miễn giảm học phí và bao cấp học bổng cho đại học hoặc cấp kinh phí ưu đãi trực tiếp cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, tăng kinh phí cho đào tạo hệ cử tuyển để học sinh, sinh viên thuộc hệ đào tạo này được thực hiện nghĩa vụ đóng góp bình đẳng với học sinh, sinh viên khác.
Về nội dung kiến nghị này có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo. Do vậy, Bộ Tài chính chuyển nội dung kiến nghị đến Bộ giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và trả lời.