Bộ Tài chính đề nghị bỏ quỹ bình ổn giá, Bộ Công Thương nói gì?

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của phóng viên
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi của phóng viên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong dự thảo Luật Giá sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất bỏ các quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá. Trước tình hình giá xăng dầu đang tăng phi mã, Bộ Công Thương nói gì về đề xuất này?

Ngày 16/6/2022, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý II. Trong buổi họp báo, vấn đề giá và nguồn cung xăng dầu được đông đảo phóng viên quan tâm.

Trong đó, việc Bộ Tài chính đề xuất “bỏ các quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG)” (được xem như bỏ Quỹ BOG xăng dầu) trở nên nóng hơn hết.

Theo cơ quan soạn thảo, hiện nay chỉ tồn tại Quỹ BOG xăng dầu, tuy nhiên gắn với quy định về đưa mặt hàng này vào diện quản lý theo giá tham chiếu thì đã có thể xem xét bỏ Quỹ BOG để giá xăng dầu được theo hoàn toàn cơ chế thị trường và tôn trọng các nguyên tắc thị trường.

Về vấn đề này, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ cần tiếp tục nghiên cứu và sẽ có góp ý về vấn đề này. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, trong thời gian qua Quỹ BOG xăng dầu đã hỗ trợ nhiều để giá xăng dầu trong nước không tăng sốc theo giá của thế giới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ví Quỹ BOG xăng dầu như một hồ điều hòa, “để tích và xả khi cần thiết”. Việt Nam có lạm phát kỳ vọng do tâm lý người dân. Nếu mỗi dịp Tết mà giá xăng dầu tăng thì sẽ tác động lớn đến giá cả hàng hóa, gây tâm lý không tốt cho người dân. Nếu không có quỹ, giá xăng dầu thế giới tăng thì giá trong nước cũng tăng theo nhưng khi có quỹ thì mức tăng sẽ được giảm thấp hơn với mức tăng thế giới.

“Quỹ BOG xăng dầu như quỹ tiết kiệm để dùng khi “đói”. Tuy nhiên, Quỹ âm thì không thể lạm dụng, ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh. Nếu bỏ thì có thể sẽ có những kỳ tăng sốc, thì thị trường trong nước sẽ như thế nào”? - ông Hải nói.

Đồng thời ông Hải chia sẻ: “Nếu bỏ Quỹ BOG đi thì có biện pháp nào bù không vì mục đích cuối cùng là đảm bảo hạn chế mức tăng giá gây tác động đến đời sống người dân và doanh nghiệp”.

Liên quan đến vấn đề giá xăng dầu, ông Hải khẳng định, tất cả Bộ, ngành, Chính phủ đều đang quyết liệt để kìm đà tăng của giá xăng dầu; Nếu tất cả các biện pháp liên quan đến thuế phí không tác động được đáng kể thì sẽ dùng đến biện pháp thứ 3, “tức là giảm tác động của việc tăng giá xăng dầu” - ông Hải nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.