Báo cáo tình hình THPL về XLVPHC năm 2018, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Xuân Long cho biết Bộ Tài chính đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về XLVPHC nói riêng. Theo đó, Bộ đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các VBQPPL về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tài chính như: tổng kết đánh giá Luật Quản lý thuế; nghiên cứu, đề xuất nhiều nội dung tại Luật Chứng khoán (sửa đổi); hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2018/NĐ-CP về XPVPHC trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập; Nghị định số 63/2019/NĐ-CP về XPVPHC trong quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước…
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Xuân Long báo cáo tại buổi kiểm tra |
Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ chủ động, nghiêm túc triển khai hoạt động phổ biến, tập huấn nghiệp vụ XLVPHC và đạt được những kết quả nhất định. Công tác kiểm tra, thanh tra việc THPL về XLVPHC được đẩy mạnh. Công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện được triển khai đúng quy định pháp luật, đảm bảo cho công tác THPL về XLVPHC. Công tác báo cáo, thống kế; giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm chú trọng…
Trong quá trình THPL về XLVPHC, Bộ Tài chính cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, từ đó kiến nghị đối với đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC về các nội dung: quy định xử phạt VPHC không lập biên bản, bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp huyện, giảm mức được giải trình đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, quy định về đình chỉ hành vi vi phạm, bổ sung quy định về lập biên bản VPHC điện tử để phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng 4.0 trong tương lai…
Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Tư pháp cần tăng cường công tác tập huấn Luật XLVPHC, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Về lâu dài, cần báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định còn vướng mắc tại Luật XLVPHC. Đồng thời đề nghị nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền cần tách các nghị định xử phạt theo từng lĩnh vực cụ thể như: quản lý, sử dụng tài sản công; kho bạc nhà nước; dự trữ quốc gia…
Tiếp đó, các thành viên của Đoàn kiểm tra và đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã trao đổi, cung cấp thêm thông tin, làm rõ những vấn đề thuộc nội dung báo cáo và các vấn đề khác liên quan đến phương thức, cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện, kết quả công tác THPL về XLVPHC thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, công tác THPL về XLVPHC luôn được Bộ quan tâm, chú trọng. |
Kết luận sơ bộ tình hình kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định pháp luật về XLVPHC. Đặc biệt, trong năm 2018, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc tham gia Đoàn công tác liên ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, nắm bắt tình hình và kết quả thực hiện công tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ VPHC bị tạm giữ còn tồn đọng. Cùng với đó, Bộ Tài chính là một trong số ít Bộ đã triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc THPL về XLVPHC tại các địa phương và tự kiểm tra công tác này trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định pháp luật về XLVPHC |
Với yêu cầu tạo sự chuyển biến đồng bộ, toàn diện việc triển khai công tác THPL về XLVPHC năm 2019 và những năm tiếp theo, thay mặt Đoàn kiểm tra, Thứ trưởng đề nghị Lãnh đạo Bộ Tài chính cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng các Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về XLVPHC.