Bổ sung hơn 4,4 nghìn tỷ cho 2 dự án giao thông

Quang cảnh phiên họp sáng 18/12. (Ảnh: Phạm Thắng)
Quang cảnh phiên họp sáng 18/12. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí trình Thường vụ điều chỉnh giảm 4.448,843 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2023 để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 2 dự án: Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơ Chu - Ngã ba Trung Sơn.

Sáng 18/12, tiếp tục Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 2 nội dung: việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Theo đó, về Tờ trình số 614/BC-CP ngày 1/11/2023 của Chính phủ về việc phân bổ điều chỉnh Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiến nghị: Do thời gian Chính phủ trình muộn, không bảo đảm thời gian trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp tháng 11 và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, tổ chức và các cá nhân rút kinh nghiệm để bảo đảm hoàn thiện các báo cáo, Tờ trình bảo đảm thời gian phù hợp trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với phân bổ hơn 3.307 tỷ đồng kế hoạch các Bộ và địa phương để thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban kiến nghị trình UBTVQH cho ý kiến ban hành Nghị quyết để phân bổ số vốn này cho các Bộ, ngành, địa phương và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất. Chính phủ chịu trách nhiệm về hiệu quả và tiến độ giải ngân các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước.

Về Tờ trình số 629/BC-CP ngày 5/11/2023 của Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung KHĐTCTH vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban Tài chính, Ngân sách trình UBTVQH đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ giao 273 tỷ đồng vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 cho Dự án đầu tư hạ tầng ổn định đời sống nhân dân của xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải của tỉnh Bình Thuận đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định;

Thống nhất giao Chính phủ hoàn thiện thủ tục đầu tư để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sử dụng hơn 2.526 tỷ đồng cho Dự án Cấp điện từ điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ số vốn hơn 37.303 tỷ đồng đưa vào dự phòng chung KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại điểm b, khoản 3, điều 4 của Nghị quyết số 93/2023/QH15. Chính phủ giải trình bổ sung về tính hợp lý, cơ sở lựa chọn phương án cấp điện của Dự án.

Ủy ban cũng trình các nội dung UBTVQH xem xét, quyết định điều chỉnh giảm hơn 4.448 tỷ đồng KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 của các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2023 để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 2 dự án: Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận (hơn 3.122 tỷ đồng) và Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơ Chu - Ngã ba Trung Sơn (hơn 1.325 tỷ đồng);

Điều chỉnh giảm hơn 33 tỷ đồng KHĐTCTH vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hòa Bình để tăng tương ứng KHĐTCTH vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Quốc hội;

Nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc bố trí hơn 1.229 tỷ đồng KHĐTCTH vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ số vốn hơn 15.746 tỷ đồng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện Dự án giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất và cho Bộ GTVT để thực hiện Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.