Bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô

Hình ảnh tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn
Hình ảnh tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung được nêu trong thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự án Luật này đã được UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 26 (ngày 20/9).

Các cơ chế, chính sách phải rõ ràng, rành mạch

Theo đó, UBTVQH đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) của Chính phủ. Hồ sơ Dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng, theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật trình QH xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra và chính quyền TP Hà Nội trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH của các cơ quan thẩm tra và của các chuyên gia, nhà khoa học.

Trong đó, UBTVQH lưu ý, Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việc sửa đổi Luật phải bám sát các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong xây dựng, bảo vệ phát triển Thủ đô.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực thông qua việc quy định cụ thể quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan.

UBTVQH đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực hiện đã quy định trong Dự án Luật, như tổ chức bộ máy, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, tài nguyên, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội... để tiếp thu, chỉnh lý theo các yêu cầu nêu trên.

Bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết

Đồng thời, nghiên cứu, làm rõ, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết khác đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ là trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia; đồng thời là đô thị đặc biệt; hoàn thiện và có cơ chế bảo đảm thực hiện các quy hoạch, nhất là quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng; yêu cầu thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng công nghiệp văn hóa, phát triển làng nghề, làng có nghề.

Giao chính quyền TP Hà Nội được quy định các yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; cơ chế liên kết Vùng Thủ đô gắn với vai trò, trách nhiệm của Trung ương, chính quyền TP Hà Nội và các địa phương khác trong Vùng...

UBTVQH cũng lưu ý thống nhất về kỹ thuật lập pháp, cách thức thể hiện trong toàn bộ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), bảo đảm cụ thể, rõ nội dung, phạm vi, đối tượng phân quyền và cơ chế phân cấp, ủy quyền tiếp gắn với chế độ trách nhiệm; hạn chế những quy định không mang tính quy phạm. Không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác, kể cả so với một số nội dung trong các dự thảo luật đang trình QH xem xét, thông qua thì Luật Thủ đô cũng có thể quy định mức đặc thù cao hơn.

Các nội dung đã và đang được thực hiện thí điểm ở Hà Nội và các địa phương khác qua sơ kết, tổng kết thấy có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô và đạt được sự thống nhất cao thì nghiên cứu đưa vào Luật; các nội dung chưa rõ, chưa thật ổn địnhcòn có ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu.

Sửa đổi quy định về điều khoản áp dụng pháp luật nhằm phát huy giá trị và hiệu lực của Luật Thủ đô nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không phá vỡ tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật.

UBTVQH đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền TP Hà Nội tham mưu, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về những nội dung lớn, quan trọng của Dự án Luật; báo cáo Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình QH xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023)…

Ngoài ra, UBTVQH giao Ủy ban Pháp luật của QH chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của QH tiến hành thẩm tra chính thức Dự án Luật để báo cáo QH.

Đọc thêm

Phân quyền tổ chức bộ máy cho Thủ đô: Bước đột phá để Hà Nội thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù

Quang cảnh phiên thảo luận dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi - Nguồn ảnh Quochoi.vn
(PLVN) - Qua thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi - dự thảo Luật) tại Kỳ họp thứ 6, đa số đại biểu thống nhất cao với các vấn đề liên quan đến mô hình chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội, đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong việc quyết định tổ chức bộ máy biên chế…

Kết quả Kỳ họp thứ 6: Giải tỏa khó khăn trước mắt, tạo động lực tăng trưởng dài hạn

Hình ảnh tại Kỳ họp.
(PLVN) - Kỳ họp thứ 6, Quốc khóa XV mang ý nghĩa quan trọng cả về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Thành công của Kỳ họp đã ghi dấu ấn với nhiều sự đổi mới, nhiều quyết sách kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thêm động lực để các ngành và địa phương, các doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
(PLVN) - Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên bế mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Sáng nay, 29/11, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Giảm 2% thuế VAT từ đầu năm đến hết ngày 30/6/2024

Các đại biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Quốc hội quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, mục 1.1, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, thực thi pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.
(PLVN) - Tại phiên họp bế mạc Kỳ họp thứ 6 diễn ra sáng 29/11, với 474 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,95% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Kỳ vọng và thực tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Cơ chế, chính sách phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt và quản lý phải thông minh là những yếu tố bảo đảm cho Chính phủ kiến tạo tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, DN để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị COP 28, hoạt động song phương tại UAE và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ
(PLVN) - Chiều 28/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28), hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29/11 đến ngày 3/12, theo lời mời của Chính phủ UAE và Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

TP Hồ Chí Minh được tham gia tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án PPP

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã quy định trường hợp chi phí giải phóng mặt bằng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư dự án thì HĐND TP Hồ Chí Minh xem xét quyết định tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Sẵn sàng đối mặt với thách thức trong hội nhập để phát triển

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Sẵn sàng đối mặt với thách thức trong hội nhập để phát triển
(PLVN) - Ngày 28/11, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học với chủ đề “Những thành tựu lớn về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 1953 – 2023” đã được tổ chức. Đây là sự kiện c hào mừng 70 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2/12/1953-2/12/2023) .