'Bộ sậu' của Navibank tiếp tục kêu oan tại phiên xử phúc thẩm

Các bị cáo đồng loạt kêu oan. Ảnh Dân trí
Các bị cáo đồng loạt kêu oan. Ảnh Dân trí
(PLO) - Ngày 13/8, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank - nay là Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB)

Nội dung vụ án thể hiện, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa là nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank,  Chi nhánh TP HCM đi huy động tiền gửi cho Vietinbank đã trực tiếp thỏa thuận với người đại diện của một số công ty để gửi tiền vào Vietinbank, hưởng lãi suất cao vượt trần trái quy định của Nhà nước.

Biết được Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi huy động được từ các tổ chức tín dụng để lấy lãi suất cao, tháng 10/2010, Huỳnh Thị Huyền Như thông qua Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè) đã thỏa thuận với đại diện Navibank là Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng nguồn vốn Navibank -Phòng kinh doanh tiền tệ) về việc Navibank gửi tiền vào Vietinbank Nhà Bè với lãi suất cao.

Theo thỏa thuận, ngoài trả lãi suất theo quy định trong hợp đồng là 14%/năm, Như còn trả thêm phí cho người môi giới, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng. Số tiền lãi suất ngoài hợp đồng từ 2,5% đến 8,5%/năm sẽ được Như trả trước cho Navibank.

Sau khi các đơn vị, cá nhân chuyển tiền vào tài khoản tại VietinBank, Như đã lập các chứng từ, chữ ký giả của các chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của mình.

Từ tháng 11/2010 đến tháng 7/2011, Navibank cho 47 lượt cá nhân đứng tên vay hơn 1.500 tỷ đồng để gửi vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM. Tổng số tiền lãi Navibank thu được là 75 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là lãi chênh lệch ngoài hợp đồng. Đến ngày 7/8/2011, Navibank nhận được hơn 1.300 tỷ đồng tiền gốc, số tiền 200 tỷ đồng còn lại đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

Bị cho là có hành vi giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt số tiền lớn của đơn vị, 10 cán bộ thuộc Navibank bị TAND TP HCM tuyên phạt về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo đó, Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc Navibank) 13 năm tù; Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên Phó Giám đốc), mỗi bị cáo 12 năm tù… 

Cho rằng mình bị oan, sai nên 9 bị cáo đã kháng cáo kêu oan. Chỉ có bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời, Navibank cũng nộp đơn kháng cáo phần nội dung phần liên quan đến ngân hàng này.

Mặc dù có đơn kháng cáo kêu oan nhưng sau đó, bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng Pháp chế Navibank) đã có đơn gửi HĐXX xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên toà hôm qua, bị cáo này có đơn xin vắng mặt vì lý do sức khoẻ, đang điều trị tại bệnh viện.

Bị án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý rủi ro Vietinbank, Chi nhánh TP HCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè, TP HCM) cũng được trích xuất đến phiên tòa nhằm làm rõ một số vấn đề liên quan.

Trình bày tại toà, bị cáo Lê Quang Trí vẫn cho rằng, việc bị cáo và Hội đồng tín dụng (HĐTD) cho các nhân viên vay là không sai, bởi nhân viên khi có giao dịch với ngân hàng cũng được xem với tư cách là khách hàng. Việc ngân hàng cho vay để lấy lãi là giao dịch dân sự và có lợi cho phía ngân hàng. Khi xét duyệt hồ sơ, HĐTD thấy hồ sơ đầy đủ các tài sản bảo đảm cũng như hợp đồng đúng quy định nên mới cho vay. 

Ngoài ra, bị cáo Trí còn cho biết, không có văn bản nào thể hiện hay đề cập đến việc Navibank xác nhận chủ trương cho vay này. 

Trong khi đó, 2 bị cáo nguyên Phó Giám đốc Navibank là Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam đều cho rằng, lời khai của các bị cáo tại CQĐT là có sự can thiệp, tư vấn của điều tra viên nên mong muốn được đối chất với điều tra viên tại toà.

Bên cạnh đó, 2 bị cáo này đều phủ nhận việc bản thân biết chủ trương lấy tiền gửi Navibank gửi vào Vietinbank theo hình thức các nhân viên đứng tên vay mặc dù có tham gia Hội đồng Alco.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Nguyễn Trọng Quyết và Bùi Xuân Tiệp tại phiên phúc thẩm. (Ảnh: Lam Hạnh)

Góc nhìn pháp lý từ một phiên xử 'cướp tài sản': Có nên xem xét quy định hành vi đòi nợ trái luật là tội danh độc lập?

(PLVN) - Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, những hành vi đi đòi nợ mà sử dụng vũ lực, hành hung “con nợ” để ép trả nợ thì sẽ bị xử lý với tội danh “Cướp tài sản”. Vấn đề đặt ra là có nên xem xét quy định hành vi đòi nợ trái pháp luật là một tội danh độc lập?

Đọc thêm

Phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát: Dù được giảm án, tổng hợp hình phạt chung của bị cáo Trương Mỹ Lan là tử hình

Chủ tọa phiên tòa tại phiên xử.
(PLVN) - Tòa chấp nhận giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", giữ nguyên hình phạt 12 năm tù về tội "Rửa tiền" và 8 năm tù tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Tuy nhiên, tổng hợp với mức án tử hình (đã có hiệu lực pháp luật) tại giai đoạn 1 của vụ án, Trương Mỹ Lan phải chấp hành hình phạt chung là tử hình.

TP Hồ Chí Minh: Sơ thẩm vụ kiện đòi tiền lương Kpi

Trụ sở Cty Fosco. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 17/4, TAND quận 3 (TP HCM) mở phiên sơ thẩm “tranh chấp đòi tiền lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa một nhân viên đã nghỉ hưu và Cty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco, đơn vị trực thuộc UBND TP).

Phúc thẩm vụ án đánh vợ cũ gây thương tật 97,84% ở Bà Rịa - Vũng Tàu: “Còn nhiều tình tiết cần làm rõ, đặc biệt là quá trình khắc phục hậu quả”

Phiên phúc thẩm vụ án đã được tạm hoãn.
(PLVN) - Đó là nhận định của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) trong phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Nguyễn Quốc Vũ (SN 1979, quê Quảng Ngãi, ngụ xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cố ý gây thương tích khiến vợ cũ bị thương tích đến gần 98%. Phiên phúc thẩm được mở vào giữa tháng 4/2025, theo đơn kháng cáo của phía bị hại. Vụ án từng gây xôn xao dư luận địa phương bởi mức độ thương tích đặc biệt nghiêm trọng của nạn nhân, cũng chính là vợ cũ bị cáo, tỷ lệ 97,84%.

Lãnh 17 năm tù về tội 'mua bán người'

Lãnh 17 năm tù về tội 'mua bán người'
(PLVN) - Ngày 16/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tỉnh Gia Lai), ra xét xử về tội “Mua bán người”, tuyên phạt bị cáo 17 năm tù giam.

Ngày mai (15/4), xét xử vụ án tại dự án đường Thắng Lợi kéo dài (Sông Công, Thái Nguyên): Các bị hại kỳ vọng vướng mắc pháp lý liên quan dự án được tháo gỡ

Ngày mai (15/4), xét xử vụ án tại dự án đường Thắng Lợi kéo dài (Sông Công, Thái Nguyên): Các bị hại kỳ vọng vướng mắc pháp lý liên quan dự án được tháo gỡ
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (15/4), TAND tỉnh Thái Nguyên sẽ mở phiên xử sơ thẩm vụ án hình sự vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thắng Lợi kéo dài TP Sông Công (giai đoạn II).

An Giang: Cựu Chủ tịch tỉnh 'lợi dụng chức vụ' bị tuyên 8 năm 6 tháng tù

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Hoàng Quý)
(PLVN) - Sau hơn một tuần xét xử và nghị án, ngày 2/4, TAND TP HCM đã tuyên án với cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng 43 bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Rửa tiền; xảy ra tại Cty CP Đầu tư Trung Hậu 68, Sở TN&MT (nay là Sở NN&MT) An Giang.