Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: “Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu” trong hoạt động nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ Việt vướng ồn ào trong hoạt động từ thiện.
Nhiều nghệ sĩ Việt vướng ồn ào trong hoạt động từ thiện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vào ngày 13/12, sau vài tháng xây dựng, lấy ý kiến.

Đối tượng của bộ quy tắc là các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung. Phạm vi áp dụng là những hành vi ứng xử của người hoạt động nghệ thuật trong hoạt động nghề nghiệp, đối với đồng nghiệp, công chúng, khán giả, khi tham gia các hoạt động xã hội, khi tham gia báo chí, truyền thông và không gian mạng. Bộ quy tắc đưa ra mục tiêu xây dựng chuẩn mực hành vi ứng xử cho những người hoạt động nghệ thuật để “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”.

Những quy tắc ứng xử chung được đặt ra như: đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật; thượng tôn pháp luật, không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong từng hoạt động và mối quan hệ cụ thể, bộ quy tắc đưa ra những quy tắc riêng.

Trong hoạt động nghề nghiệp, người nghệ sĩ cần có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống, phát huy và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghệ sĩ cũng phải giữ gìn danh hiệu, hình ảnh, sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật, góp phần quảng bá văn hóa, đất nước con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền quốc gia; đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong đời sống xã hội…

Bên cạnh đó, họ cần tuân thủ quy định sở hữu trí tuệ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

Với đồng nghiệp, mỗi người cần trân trọng thế hệ đi trước, bảo vệ uy tín đồng nghiệp, không phát ngôn gây mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhau.

Còn với công chúng, nghệ sĩ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật. Và đặc biệt là "không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân".

Trên môi trường báo chí, truyền thông và không gian mạng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các nghệ sĩ cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có kiểm chứng, bình luận đúng mực, có văn hóa về những vấn đề dư luận quan tâm; không gây mâu thuẫn, phân biệt vùng, miền, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo hoặc sử dụng hình ảnh phản cảm.

Nghệ sĩ cũng không được chia sẻ nội dung vi phạm pháp luật hoặc gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền các cơ quan, tổ chức nhà nước, ảnh hưởng lợi ích quốc gia. Khi quảng cáo trên mạng xã hội, họ phải truyền đạt thông tin trung thực, chính xác và rõ ràng về công dụng, chức năng sản phẩm.

Riêng đối với vấn đề ứng xử khi tham gia các hoạt động từ thiện của nghệ sĩ cũng được nhắc đến. Theo đó, nghệ sĩ cần phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật, dùng uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa đến cộng đồng. Đặc biệt, bộ quy tắc nhấn mạnh nghệ sĩ phải công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.

Bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được xây dựng từ tháng 8. Ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng phụ trách khối nghệ thuật - cho biết: Đây là khung về quy tắc ứng xử chứ không phải quy phạm pháp luật, không có phần xử phạt, vì thế không có chuyện cấm sóng các nghệ sĩ. Bộ quy tắc áp dụng với nghệ sĩ tự do lẫn thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập.

Đọc thêm

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.