Bộ Quốc phòng ban hành quy định về đăng kiểm tàu quân sự

Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. (Ảnh minh họa - Nguồn: qdnd.vn)
Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. (Ảnh minh họa - Nguồn: qdnd.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định về công tác đăng kiểm tàu quân sự.

Theo đó, Thông tư 02/2024/TT-BQP áp dụng đối với các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự; cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng tàu quân sự; cơ sở đóng và sửa chữa tàu quân sự; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự.

Thông tư 02/2024/TT-BQP nêu rõ, đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sửa chữa) và khai thác sử dụng.

Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định việc đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau: Tàu quân sự đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, mua sắm, nhập khẩu, tiếp nhận, sửa chữa và đang khai thác sử dụng phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.

Công tác đăng kiểm tàu quân sự bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tuân thủ Quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng hoặc tiêu chuẩn khác được Bộ Quốc phòng chấp nhận.

Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. Tổ chức đăng kiểm ngoài Quân đội (tổ chức đăng kiểm) chỉ được thực hiện đăng kiểm tàu quân sự khi Bộ Quốc phòng cho phép.

Cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu quân sự chỉ được thực hiện các nội dung đăng kiểm theo phạm vi, nhiệm vụ được giao; phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành đăng kiểm được cấp có thẩm quyền công nhận.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự.

Hoạt động kiểm tra của đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của cơ quan kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thuộc đơn vị sử dụng, cơ sở đóng và sửa chữa, cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp dùng cho đóng và sửa chữa tàu quân sự.

Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-BQP cũng nêu rõ có 4 loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự. Cụ thể, đối với kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm.

Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng.

Ngoài ra còn có Kiểm tra bất thường và Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa.

Về nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng.

Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị.

Đồng thời, Thông tư 02/2024/TT-BQP đã quy định về những hành vi nghiêm cấm trong công tác đăng kiểm tàu quân sự gồm: Sử dụng tàu quân sự khi chưa được đăng kiểm hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hiệu lực. Sử dụng tài liệu thiết kế khi chưa được cơ sở đăng kiểm xét duyệt. Thực hiện công tác đăng kiểm vượt quá chức năng, thẩm quyền được giao. Cản trở hoạt động đăng kiểm hoặc can thiệp kết quả kiểm tra của cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên. Làm lộ, lọt thông tin bí mật khi thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự.

Thông tư 02/2024/TT-BQP cũng quy định về hệ thống cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự như sau: Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là cơ quan có chức năng tham mưu với Tổng Tham mưu trưởng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các chủ trương, biện pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự.

Đối với cơ quan đăng kiểm tàu quân sự các cấp có chức năng tham mưu giúp người chỉ huy tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao.

Cơ sở đăng kiểm tàu quân sự có chức năng trực tiếp thực hiện các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự trong phạm vi, thẩm quyền được giao.

Về nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự có 6 nội dung sau: Xét duyệt tài liệu thiết kế, tài liệu hướng dẫn tàu quân sự. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu quân sự tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp dùng cho đóng và sửa chữa tàu quân sự. Kiểm tra, giám sát kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa và sửa chữa. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu quân sự trong khai thác sử dụng. Cấp hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự.

Thông tư 02/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/2/2024.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.