'Bỏ quên' mũ bảo hiểm - cha mẹ thành 'gương xấu' cho con mình

Nhiều học sinh thờ ơ với việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy.
Nhiều học sinh thờ ơ với việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy.
(PLO) -Không khó để bắt gặp những hình ảnh học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe gắn máy trên các tuyến đường thành phố Hà Nội, đặc biệt là tại các cổng trường THCS, THPT trong thời điểm bước vào năm học mới. Và không chỉ có học sinh, ngay cả phụ huynh cũng  trở thành “gương xấu” cho con mình khi phớt lờ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm chỉ để treo xe

Trước khu vực cổng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội giờ tan trường), theo quan sát của phóng viên thì đa phần các em học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy đều không đội mũ bảo hiểm hoặc có mũ nhưng chỉ treo trên xe mà không sử dụng. 

Em Nguyễn Phương Chi (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai) chia sẻ: “Trong lớp em cũng có nhiều bạn đi xe đạp điện và xe gắn máy, tuy nhiên khi đi xe các bạn thường ít khi đội mũ bảo hiểm còn dàn hàng ngang ra đường không chỉ gây ách tắc giao thông mà còn rất nguy hiểm cho các bạn và những người khác”. 

Một phụ huynh đi đón con cho biết: “Hiện nay các cháu khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy rất  nhiều nhưng việc các cháu không đội mũ bảo hiểm, thậm chí có tình trạng phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông khiến cho phụ huynh chúng tôi lo ngại khi cho các con tự đi xe tới trường”.

Theo ghi nhận của phóng viên, có rất nhiều em học sinh đã được bố mẹ cho điều khiển những chiếc xe máy có dung tích xilanh lớn hơn 50cm3 tới trường. Hành động này của phụ huynh đã gián tiếp gây mất an toàn cho học sinh khi các em chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe, cũng như chưa nắm rõ luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, có 90% các vụ tai nạn liên quan tới trẻ em trong 3 năm gần đây; tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em hiện nay còn thấp (mới chỉ khoảng 35-40%) nên tỷ lệ thiệt mạng do tai nạn của học sinh cấp trung học phổ thông tại Hà Nội ở mức 7,39/100.000 học sinh (tức là cứ 100.000 học sinh có tới hơn 7 em bị tai nạn giao thông) cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Có thể nói việc phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm hay việc đi xe máy có dung tích xi lanh lớn hơn 50cm3 khi chưa đủ tuổi chính là những tác nhân hàng đầu gây nên những vụ tai nạn thương tâm.

Phụ huynh cũng né đội

Không chỉ học sinh “lười” đội mũ bảo hiểm mà ngay cả phụ huynh cũng đang là gương xấu khi phớt lờ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Tại các cổng trường tiểu học, trung học cơ sở tình trạng phụ huynh khi đưa đón con đi học “quên” đội mũ bảo hiểm hay chưa cài quai đúng cách cho học sinh diễn ra một cách thường xuyên, đặc biệt là thời điểm bắt đầu năm học mới.  

Ghi nhận tại cổng Trường Tiểu học Phúc Diễn, và Trường Trung học cơ sở Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) giờ tan trường, những chiếc xe máy của phụ huynh vô tư dựng dưới lòng đường đợi đón con gây ùn ứ, ách tắc giao thông. Nhiều phụ huynh đưa đón con đi học nhưng thường xuyên không đội mũ bảo hiểm cho con. Khi được hỏi lý do tại sao không đội mũ bảo hiểm cho học sinh thì các bậc phụ huynh đưa ra nhiều  lý do để né tránh việc đội mũ cho con như: nhà ở gần, tiện đường đón con nên không mang mũ…

Nhiều trường hợp phụ huynh cho con đội những chiếc mũ bảo hiểm thời trang với mục đích đội cho có, để né tránh việc xử phạt của cảnh sát giao thông mà quên tác dụng của mũ bảo hiểm là bảo vệ người tham gia giao thông khi có tai nạn xảy ra. “Tôi tiện đường đi làm về chị gái nhờ đón hộ đứa cháu nên không mang theo mũ bảo hiểm cho cháu. Mà nhà cũng gần nên nghĩ không sao” - anh Trịnh Văn Trường (Từ Liêm, Hà Nội) nói.

Mới đây, nhằm triển khai tháng cao điểm ATGT cho học sinh đến trường năm học 2018 -2019, Ủy ban ATGT quốc gia đã có công văn gửi UBND và Ban ATGT các tỉnh, thành đề nghị chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trường học trên địa bàn thực hiện  “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên đến trường năm học 2018-2019”; yêu cầu cha mẹ học sinh ký cam kết và giám sát thực hiện cam kết chấp hành quy định ATGT cho học sinh, đặc biệt là phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi mô tô, xe máy; phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự ATGT khu vực cổng trường học...

Trước đó, Luật Giao thông đường bộ và các Nghị định hướng dẫn, xử phạt vi phạm hành chính cũng đều có quy định  trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền. 

Với tình trạng trên, thiết nghĩ nhà trường cũng cần phải phối hợp với phụ huynh để kiểm soát việc các em đi xe đạp điện, xe gắn máy tới trường nhưng không đội mũ bảo hiểm đặc biệt việc là học sinh đi xe có dung tích xilanh lớn hơn 50cm3.

Bên cạnh đó nhà trường cũng nên tuyên truyền, phổ biến luật an toàn giao thông, lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng việc mở lớp dạy những kĩ năng cần thiết cho học sinh khi tham gia giao thông, đan xen những kiến thức về an toàn giao thông, truyền thông tới phụ huynh nhằm đảm bảo an toàn cho các em và những người khác khi tham gia giao thông.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.