Bộ pháp điển góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật

(PLVN) -Mới đây, Đại học Luật Hà Nội phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tổ chức tọa đàm “Giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển”. 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên nêu rõ, “Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam so với các giai đoạn trước đã được tinh chỉnh và hoàn hiện trước một bước. Tuy nhiên, theo đánh giá vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, nhiều tầng nấc, chống chéo với nhau. Chính vì vậy, Bộ pháp điển là hết sức cần thiết, góp phần tạo bước chuyển biến mới về chất và phục vụ đắc lực hệ thống pháp luật. Đặc biệt Bộ pháp lệnh rất có ý nghĩa đối với những, người làm công tác trong lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu pháp luật, nhất là người dân trong việc tra cứu văn bản pháp luật”. 

Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu tại tọa đàm.
Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên phát biểu tại tọa đàm. 

Thông tin về quá trình xây dựng Bộ pháp điển trong thời gian qua, ông Đồng Ngọc Ba Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp cho biết, trong thời gian qua Bộ Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển. Bước đầu đã được xã hội đón nhận tích cực, khai thác, sử dụng, ghi nhận và đánh giá cao; ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức, luật sư, doanh nghiệp khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và đánh giá Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ giải quyết công việc. 

Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL quy định Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề. Hiện nay, Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL. Mỗi Chủ đề có 1 hoặc nhiều đề mục (hiện nay được xác định có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Trong mỗi đề mục có thể có các Phần, Chương, Mục, Tiểu mục, Điều, Khoản, Điểm.

Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp Đồng Ngọc Ba phát biểu tại tọa đàm.
 Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp Đồng Ngọc Ba phát biểu tại tọa đàm. 

Cho đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành pháp điển 191/271 đề mục, trong đó có 150 đề mục đã được Chính phủ thông qua, Bộ Tư pháp đang tổng hợp hồ sơ trình Chính phủ thông qua 04 chủ đề và 27 đề mục khác (dự kiến trong tháng 12/2020). Hiện nay, có 11 đề mục đang được các bộ, ngành tiếp tục thực hiện và dự kiến hoàn thành trong năm 2020; còn lại 69 đề mục dự kiến thực hiện và hoàn thành vào năm 2021 và 2022. Như vậy, với tiến độ pháp điển các đề mục như hiện nay, việc xây dựng và hoàn thành Bộ pháp điển có thể “về đích sớm” (phấn đấu hoàn thành vào năm 2022).

“Thông qua hoạt động pháp điển 191/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được hơn 6.000/9.000 văn bản QPPL của Trung ương, từ đó góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực”, Cục trưởng Đồng Ngọc Ba nhấn mạnh. 

Quang cảnh tọa đàm.
Quang cảnh tọa đàm.  

Tuy nhiên, cũng theo Cục trưởng Đồng Ngọc Ba, thực tế thi hành và áp dụng pháp luật cho thấy, có tình trạng các quy định về cùng một lĩnh vực, vấn đề nhưng phân tán trong các văn bản khác nhau dẫn đến việc người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận, áp dụng pháp luật; còn tồn tại tình trạng việc xác định giá trị hiệu lực của một văn bản QPPL xét từ góc độ pháp lý và thực tiễn là chưa thống nhất, thậm chí có trường hợp chính cơ quan ban hành văn bản cũng lúng túng trong việc xác định hiệu lực của văn bản QPPL do mình ban hành hoặc các cơ quan nhà nước có quan điểm khác nhau về hiệu lực của một văn bản.

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.