Bộ Nội Vụ thống nhất nghỉ tết Nguyên đán 2024 dài 7 ngày, Quốc Khánh 4 ngày

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bộ Nội vụ vừa đồng ý đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2024 kéo dài 7 ngày của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ ngày 8-14/2/2024. Đối với Lễ Quốc khánh năm 2024, Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 4 ngày, từ ngày 31/8/2024 đến hết 3/9/2024.

Sau khi nghiên cứu dự thảo văn bản về việc đề xuất ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2024 và Quốc khánh năm 2024 gửi Thủ tướng Chính phủ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng, Bộ Nội vụ thống nhất phương án 1 theo đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ ngày 8/2/2024 (tức 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết 14/2/2024 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Với tổng số ngày nghỉ là 7 ngày.

Trước đó, tại dự thảo tờ trình, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất 2 phương án cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

Phương án 1, công chức, viên chức nghỉ từ thứ Năm, ngày 8/2/2024 đến hết thứ Tư, ngày 14/2/2024. Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán 2024, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động).

Phương án 2, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết. Theo đó, công chức, viên chức nghỉ từ thứ Sáu, ngày 9/2/2024 đến hết thứ Năm, ngày 15/2/2024 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Với phương án này, dịp Tết Nguyên đán, công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ 7 ngày (bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần, theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động).

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay, cả hai phương án đề xuất đều có số ngày nghỉ bằng nhau nhưng Bộ này đề xuất chọn phương án 1 vì đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.

Về Quốc khánh năm 2024, Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2024 theo phương án 1 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đó là cán bộ, công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ ngày 31/8/2024 đến hết 3/9/2024 (tổng số ngày nghỉ là 4 ngày).

Trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 theo hai phương án. Phương án 1, lễ Quốc khánh 2/9/2024 nghỉ 2 ngày, gồm ngày 2/9 và ngày 3/9. Theo đó, người lao động khu vực nhà nước được nghỉ từ thứ Bảy, ngày 31/8 tới hết thứ Ba, ngày 3/9/2024, tổng thời gian nghỉ là 4 ngày liên tục gồm 2 ngày nghỉ cuối tuần và 2 ngày nghỉ lễ.

Phương án 2, lễ Quốc khánh 2/9 năm tới sẽ nghỉ ngày 1 - 2/9/2024. Với lịch nghỉ này, người lao động khu vực nhà nước sẽ nghỉ từ thứ Bảy, ngày 31/8 tới hết thứ Ba, ngày 3/9/2024, tổng thời gian nghỉ 4 ngày liên tục. Trong đó, ngày 1/9 trùng vào ngày Chủ nhật (ngày nghỉ hàng tuần), nên người lao động được nghỉ bù vào thứ Ba, ngày 3/9.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiêng về chọn phương án 1, dù cả 2 phương án trên đều có số ngày nghỉ là như nhau (4 ngày), nhưng phương án 1 có ưu điểm là không phải tính nghỉ bù, nên không phát sinh thủ tục hành chính.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.