Bộ Nội vụ phúc đáp đại biểu HĐND không nhấn nút “tách” Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Kiên
Ông Nguyễn Hữu Kiên
(PLO) - Ngày 23/4, ông Nguyễn Hữu Kiên - đại biểu HĐND huyện Từ Liêm (cũ) cho biết vừa nhận được thư phúc đáp của Bộ Nội vụ về việc tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới. Tuy nhiên ông Kiên vẫn chưa tán thành những phúc đáp đó của Bộ Nội vụ đưa ra.

Trả lời ông Nguyễn Hữu Kiên về việc tuân thủ pháp luật trong việc lập Đề án tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới. Phía Bộ Nội vụ cùng các cơ quan liên quan, đã yêu cầu UBND huyện Từ Liêm, UBND Tp Hà Nội rà soát lại dân số theo phản ánh. Vì thế Bộ Nội vụ, cùng các cơ quan liên quan đã lấy số liệu tại ngày 1/10/2013 thay vì lấy số liệu 31/12/2012, vì huyện Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Ông Kiên phản ánh, việc Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã "làm số" và ghi khống số liệu nhằm báo cáo sai cơ quan dân cử và cơ quan quản lý cấp trên trong quá trình xây dựng Đề án. Nhưng sau khi Bộ Nội vụ trao đổi lại UBND Tp Hà Nội thì số liệu mà ông Kiên phản ánh trong Tờ trình và Đề án là số liệu huyện Từ Liêm báo cáo tại kỳ họp HĐND huyện ngày 5/12/2013. Sau khi nhận được đơn của ông Kiên, Bộ Nội vụ, UBND Tp Hà Nội cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố và UBND huyện Từ Liêm rà soát lại bản đồ, các số liệu về diện tích tự nhiên và dân số các đơn vị hành chính dự kiến. Sau đó đã được đính chính tại văn bản ngày 24/12/2013.
Thư phúc đạp của Bộ Nội vụ gửi ông Nguyễn Hữu Kiên.
Thư phúc đạp của Bộ Nội vụ gửi ông Nguyễn Hữu Kiên.

Về vấn đề Chủ tich UBND Tp Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã thiếu trách nhiệm trong việc rà soát lại Đề án tách quận được trình lên. Nhưng Bộ Nội vụ nêu rõ, trong Tờ trình Chính phủ ngày 13/12/2014  đã nêu: “Căn cứ quy định tại Nghị định số 62/2011/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Từ Liêm đã đáp ứng được các điều kiện để thành lập 02 quận và 23 phường (các điều kiện được quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2011/NĐ-CP), nhưng tiêu chuẩn mật độ dân số của một số khu vực (Thượng Cát, Tây Tựu và Xuân Tảo) còn chưa đạt để thành lập phường”.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Hữu Kiên cho rằng: “Cứ coi việc đồng thuận vô hiệu hóa quy định của pháp luật (Thông tư 02) là hợp tình đi thì đến thời điểm 1/10/2013, dân số Từ Liêm đạt con số 553.308 người cũng là không tưởng”.

"Trong đơn kiến nghị của mình ông đã nêu rất cụ thể việc trong Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012 phát hành tháng 6/2013, tại trang 27 có nêu rõ dân số của huyện Từ Liêm là 474.200 người với diện tích là 75,63 km2. Nên mật độ dân số của huyện này năm 2012 là 6270 người/km2. TS Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế -xã hội Hà Nội khi trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ năm 2012 cho biết: Xem xét việc tăng dân số ở Hà Nội (đã bao gồm Hà Tây) cho thấy, trong 4 năm (2008 -2011) tăng khoảng 43 vạn người. Trong đó, dân số tăng tự nhiên của Hà Nội khoảng 9 vạn người/năm, tăng dân số cơ học cũng lên tới 5 vạn người/năm. Vậy thì sau 10 tháng dân số Từ Liêm tăng tới gần 8 vạn người được sao ?" - ông Kiên thắc mắc.

Nói về vấn đề 9 xã và thị trấn có sự tăng dân số bất thường thêm 33.165 người trong một thời gian ngắn cũng không được giải đáp trực diện từ Hà Nội và Bộ Nội vụ. Ông Kiên còn cho biết, ông vừa tìm thấy một tài liệu là Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Từ Liêm giai đoạn 2010-2015, định hướng 2020 được HĐND phát cho các đại biểu vào tháng 7/2011 khẳng định dân số của toàn huyện Từ Liêm đến ngày 31/12/2010 chỉ có 422.023 người (nêu tại trang 7 của Đề án này).

Sau khi nhận được phúc đáp, ông Kiên vẫn thắc mắc: “Rõ ràng Thụy Phương nơi tôi sống, nơi tôi là đại biểu được bầu không  hề có  bất kỳ Trung tâm TDTT nào mà nói có 2 có phải là không nói thành có, thậm chí là không mà nói là có nhiều hay không ? Lập luận như trên nhằm giảm tầm quan trọng của những phát hiện sai sót với ý là người ta(cơ quan chuẩn bị Đề án) làm thêm, không có cũng không sao. Nhưng thực chất cái sai đó là phản ánh chất lượng của công tác thống kê của Từ Liêm và nó cũng thể hiện sự nói ẩu của những người đã từng tuyên bố là Đề án đã được chuẩn bị kỹ lưỡng”.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Đọc thêm

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.