Bộ Nội vụ phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng

 Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. (Ảnh: Gia Hải)
Phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. (Ảnh: Gia Hải)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ, nhằm bảo đảm, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư 03/2024/TT-BNV áp dụng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bảo đảm, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định, việc phân cấp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ và bảo đảm sự quản lý thống nhất, toàn diện, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được phân cấp; xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng thực hiện nhiệm vụ và phát huy vai trò, tính chủ động của cơ quan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân cấp...

Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện tiếp nhận thông báo đối với nội dung: Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; tiếp nhận thông báo liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo; thông báo danh mục hoạt động tôn giáo và tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; thông báo thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh. Ban Tôn giáo Chính phủ cũng tiếp nhận thông báo giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh, cơ sở đào tạo tôn giáo; chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; thông báo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với nội dung: Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; đăng ký quy chế tổ chức và hoạt động sửa đổi hoặc quy chế tuyển sinh sửa đổi của cơ sở đào tạo tôn giáo; đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định; đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc...

Thông tư 02/2024 nêu rõ, Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với đề nghị về các nội dung: Cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài. Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam dự kiến làm chức sắc, chức việc cho tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam. Mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo. Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh. Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam. Phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Thông tư 03/2024/TT-BNV nêu rõ, định kỳ hàng năm (chậm nhất vào ngày 25/12), Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tình hình, kết quả thực hiện các nội dung được phân cấp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo đột xuất về việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp.

Thông tư 03/2024/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 30/7/2024.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.