Bộ Ngoại giao Việt – Lào lần đầu tổ chức hội thảo về ngoại giao kinh tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 24/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào đã tổ chức "Hội thảo về công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam và Lào trong tình hình mới: thực tiễn và bài học kinh nghiệm”. 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao việc 2 Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào lần đầu tiên tổ chức Hội thảo về công tác ngoại giao kinh tế, cho rằng sáng kiến này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, phức tạp và bất ngờ; cả hai nước đều đang tích cực triển khai chính sách hội nhập quốc tế và khu vực toàn diện, sâu rộng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá cao kinh tế của Việt Nam và Lào đạt những thành tựu đáng khích lệ, dự kiến nền kinh tế 2 nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, trong đó Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 6,9% trong năm 2019 còn Lào đạt 6,4%.

Hợp tác kinh tế giữa 2 nước được thúc đẩy cả về bề rộng và chiều sâu, đạt nhiều thành tựu, đáng lưu ý kim ngạch thương mại hai chiều cả năm 2019 ước đạt 1,1 đến 1,2 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2018, vượt mục tiêu mà hai Chính phủ đề ra.

Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Lào với hơn 400 dự án, bao gồm nhiều dự án trọng điểm và tổng vốn đầu tư 4,22 tỷ USD. 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng chỉ ra rằng công tác ngoại giao kinh tế hai nước trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sức ép về việc tăng cường kim ngạch thương mại và cải thiện chất lượng đầu tư song phương, phối hợp đàm phán và tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới…

Thương mại giữa 2 nước thời gian qua tăng trưởng nhưng vẫn ở mức khiêm tốn, đầu tư của Việt Nam vào Lào có xu hướng chững lại, các dự án và chương trình hợp tác trọng điểm dù đã có cam kết cấp cao nhưng tiến triển còn chậm…

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đề nghị hai Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác hơn nữa trong công tác nghiên cứu, tham mưu, khuyến nghị chính sách, chủ động đưa ra nhiều sáng kiến cho hợp tác kinh tế giữa hai nước, cả khuôn khổ song phương và đa phương. 

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao Lào là thúc đẩy ngoại giao kinh tế; bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đặc biệt là hội nhập kinh tế khu vực và phát triển nguồn nhân lực.

Bộ trưởng Lào cũng khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao Lào sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao Việt Nam tăng cường trao đổi thông tin và đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, khu vực cũng như các kinh nghiệm về công tác ngoại giao kinh tế; xem xét thiết lập cơ chế tham vấn định kỳ về ngoại giao kinh tế với cấp phù hợp; chú trọng hơn nữa việc phối hợp đưa các nội dung hợp tác kinh tế thực chất vào nội dung trao đổi và chương trình làm việc của Lãnh đạo cấp cao nhân các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các sự kiện đối ngoại lớn.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá đa chiều, toàn diện về tình hình triển khai công tác ngoại giao kinh tế của Việt Nam và Lào cũng như các tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này, đưa ra nhiều đề xuất cụ thể nhằm tăng cường hợp tác ngoại giao kinh tế giữa hai Bộ Ngoại giao trong thời gian tới. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.