Bộ Ngoại giao: Tăng cường các nguồn lực cho công tác pháp chế

Toàn cảnh buổi kiểm tra tại Bộ Ngoại giao.
Toàn cảnh buổi kiểm tra tại Bộ Ngoại giao.
(PLVN) - Ngày 25/6, Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tại Bộ Ngoại giao.

Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra có đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.

Quan tâm, chỉ đạo kịp thời đối với công tác pháp chế

Báo cáo tại buổi làm việc cho biết, Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao với tư cách là tổ chức pháp chế của Bộ, là đơn vị đầu mối thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của Bộ. Công tác kiểm tra các VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao đã được thực hiện thường xuyên, kịp thời xử lý văn bản theo quy định.

Đại diện Bộ Ngoại giao trình bày báo cáo.

Đại diện Bộ Ngoại giao trình bày báo cáo.

Về công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL, năm 2021, Bộ đã tiến hành rà soát 74 văn bản, đề xuất xử lý 24 văn bản; năm 2022 Bộ tiến hành rà soát 69 văn bản, đề xuất xử lý 12 văn bản; năm 2023 Bộ tiến hành rà soát 74 văn bản, đề xuất xử lý 12 văn bản. Hầu hết Bộ Ngoại giao đã tiến hành xử lý các văn bản được đề xuất.

Về công tác rà soát văn bản theo chuyên đề, Bộ Ngoại giao đã tiến hành rà soát các Thông tư của Bộ đang còn hiệu lực nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm bớt thủ tục, yêu cầu không cần thiết, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; rà soát VBQPPL phục vụ triển khai Đề án 06; rà soát và xử lý văn bản theo Nghị quyết số 110/2023/QH15…

Hàng năm, Bộ Ngoại giao đều tiến hành rà soát và thực hiện công bố Danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định. Theo đó, năm 2021 có 11 văn bản hết hiệu lực toàn bộ; năm 2022 có 4 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 1 văn bản hết hiệu lực một phần; năm 2023 có 8 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 2 văn bản hết hiệu lực một phần.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao đã hoàn thành việc hệ thống hóa VBQPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ kỳ 2019-2023.

Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp - Phó Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị Bộ Ngoại giao làm rõ một số nội dung.

Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp - Phó Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị Bộ Ngoại giao làm rõ một số nội dung.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Ngoại giao cũng chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc như: Do đặc thù không thành lập Vụ Pháp chế riêng nên việc bố trí nhân sự đảm bảo thực hiện tất cả các nhiệm vụ của một tổ chức pháp chế so với các bộ ngành khác còn khó khăn; đội ngũ cán bộ pháp chế chủ yếu kiêm nhiệm, số lượng được đào tạo về chuyên ngành nội luật còn ít…

Kịp thời rà soát, xử lý VBQPPL

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định Lãnh đạo Bộ luôn quan tâm tới công tác pháp chế. Năm 2018, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã ký Quyết định ban hành Quy chế thực hiện công tác pháp chế, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong thực hiện công tác pháp chế, đầu mối thực hiện là Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế và Văn phòng Bộ. Lãnh đạo Bộ luôn có sự chỉ đạo, lãnh đạo, hướng dẫn kịp thời đối với công tác pháp chế, đặc biệt trong công tác lãnh sự, tổ chức cán bộ, quản trị nội bộ, pháp luật trong nước… Các Luật do Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng đảm bảo đúng quy trình, quy định; không còn tình trạng nợ đọng văn bản chi tiết; Bộ đã hoàn thiện pháp điển 11/11 đề mục được Chính phủ giao. Thông qua buổi kiểm tra, Thứ trưởng thường trực Nguyễn Minh Vũ mong Đoàn kiểm tra chỉ ra những tồn tại, hạn chế để Bộ kịp thời khắc phục, điều chỉnh.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại buổi kiểm tra.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại buổi kiểm tra.

Sau khi nghe báo cáo, các thành viên trong Đoàn kiểm tra đã yêu cầu cung cấp, làm rõ thêm những thông tin để có đánh giá tổng thể, khách quan về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của Bộ Ngoại giao. Đại diện các Bộ, ngành tham gia Đoàn kiểm tra cũng đã có thông tin, trao đổi, giải đáp các vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành mình.

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp thông tin sơ bộ về kết quả kiểm tra theo xác suất các văn bản còn hiệu lực do Bộ Ngoại giao ban hành.

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp thông tin sơ bộ về kết quả kiểm tra theo xác suất các văn bản còn hiệu lực do Bộ Ngoại giao ban hành.

Kết luận buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh – Trưởng đoàn đánh giá cao công tác hoàn thiện thể chế, ban hành một số văn bản của Bộ Ngoại giao để phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL. Hàng năm, Bộ Ngoại giao đã ban hành kế hoạch triển khai công tác pháp chế; công tác bố trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác pháp chế đã được Bộ quan tâm. Công tác rà soát, kiểm tra VBQPPL thường xuyên, theo chuyên đề, theo thẩm quyền đã được Bộ Ngoại giao thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, kịp thời phát hiện và xử lý văn bản chưa phù hợp; phối hợp chặt chẽ trong rà soát, hệ thống hóa VBQPPL…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh – Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu kết luận.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh – Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu kết luận.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng chỉ ra một số tồn tại, trong đó đáng chú ý là số lượng cán bộ làm pháp chế còn hạn chế. Từ đó, Thứ trưởng đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho công tác pháp chế, đặc biệt là công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong xây dựng, ban hành VBQPPL; tăng cường vai trò của đơn vị tham mưu, nâng cao hiệu quả phối hợp trong rà soát VBQPPL; gắn kết hoạt động rà soát VBQPPL với theo dõi, thi hành pháp luật; đề cao vai trò của công tác thẩm định trước khi trình ban hành VBQPPL.

Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao tăng cường cơ chế, phương thức tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí, người dân đối với lĩnh vực quản lý để kịp thời phát hiện, xử lý các văn bản còn chồng chéo, bất cập; thực hiện rà soát thường xuyên đối với các văn bản đã hết hiệu lực. Quan tâm kiện toàn củng cố đội ngũ pháp chế, nâng cao năng lực, chế độ chính sách cho đội ngũ này; đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác pháp chế nói chung và công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL nói riêng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành; tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 và Nghị định hướng dẫn thi hành…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.