Bộ, ngành Tư pháp phát triển cùng đất nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2019
(PLVN) - Hòa chung không khí rộn ràng, vui tươi của cả nước trong những ngày tháng Tám mùa thu lịch sử và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thế hệ cán bộ Tư pháp hôm nay càng thêm tự hào về truyền thống suốt 74 năm qua của Bộ, ngành. 

Trọng trách được giao trong Chính phủ lâm thời 

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra lời Tuyên cáo thành lập Chính phủ. 

Tuyên cáo nêu rõ: “Nhiệm vụ của Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam hết sức nặng nề. Làm sao cho Chính phủ lâm thời tiêu biểu được Mặt trận dân tộc thống nhất một cách rộng rãi và đầy đủ. Bởi vậy Ủy ban Dân tộc giải phóng đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ đặng cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân giao phó.

Chính phủ lâm thời là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hòa chính thức”. Trong Chính phủ lâm thời có Bộ Tư pháp do ông Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng.

Cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, vào cuối năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp và nhiều Bộ, ngành Trung ương dời Thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc. Tuyên Quang là địa danh vinh dự được Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ chọn làm Trung tâm cách mạng của cả nước và được đồng bào cả nước gọi là “Thủ đô Kháng chiến”. 

Thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là một địa danh lịch sử của Thủ đô kháng chiến năm xưa, nơi hội tụ linh khí của một miền sơn cước giàu truyền thống cách mạng với đồi Cao, đình Thanh La, suối Lê...

Đề cập đến trách nhiệm của cán bộ Tư pháp, Bác nói: “Vấn đề Tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người”.
Đề cập đến trách nhiệm của cán bộ Tư pháp, Bác nói: “Vấn đề Tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người”.

Đây cũng là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Bộ Tư pháp khi dời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc giai đoạn 1949 – 1951. Thời gian đóng trụ sở tại Tuyên Quang không nhiều, nhưng đây lại chính là khoảng thời gian diễn ra những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước và của ngành Tư pháp.

Những ngày ở Thủ đô kháng chiến

Tại nơi đây, trong những năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, che chở đầy tình nghĩa của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang, những cán bộ Tư pháp thế hệ đầu tiên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, lãnh đạo công tác Tư pháp trong toàn quốc; giúp Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách pháp luật và duy trì công tác công tố, xử án, góp phần quan trọng vào việc giữ vững chính quyền nhân dân, kháng chiến, kiến quốc thắng lợi. 

Cũng tại nơi đây, với chức năng quản lý thực hiện công tác Tư pháp, bao gồm cả hệ thống tòa án và công tố, Bộ Tư pháp đã đề xuất trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các Sắc lệnh về cải cách bộ máy tư pháp và pháp luật tố tụng theo hướng dân chủ hóa, làm cho Tư pháp thật sự gần dân và giúp dân. 

Năm 1950, với nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn cho thẩm phán, luật sư, công tố viên và cán bộ Tư pháp khác về tư duy chính trị pháp lý mới phục vụ nhân dân, Hội nghị học tập của cán bộ Tư pháp đã vinh dự được đón Bác Hồ tới thăm và nói chuyện. 

Đề cập đến trách nhiệm của cán bộ Tư pháp, Bác nói: “Vấn đề Tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp vào việc làm cho nước độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ.

Như vậy thì phải đấu tranh cách mạng, trước mắt phải đánh đuổi bọn thực dân xâm lược, đánh đổ bọn Việt gian phản quốc, bọn bù nhìn tay sai của đế quốc thực dân. Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch.

Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án. Phải gần dân, hiểu dân , giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Thêm nữa là phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối chính sách của Chính phủ…

Tóm lại, các chú phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. 

Những lời chỉ dạy của Bác tại Hội nghị này về bản chất công tác Tư pháp, về cốt cách, bản lĩnh của người cán bộ Tư pháp đã trở thành định hướng có ý nghĩa cốt yếu, nền tảng của sự nghiệp xây dựng, trưởng thành của ngành Tư pháp Việt Nam.

Nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế Bộ, ngành Tư pháp

Trải qua 74 năm xây dựng và trưởng thành (1945 – 2019), vị thế Bộ, ngành Tư pháp ngày càng khẳng định mà lớp cán bộ ngày nay nhận thức rõ chính là nhờ sự hy sinh, nỗ lực, bền bỉ của các thế hệ cán bộ đi trước và một quá trình không ngừng học tập, làm theo những lời dạy của Bác.

Khó có thể kể hết được những thành tựu của Bộ, ngành Tư pháp trong 74 năm qua đóng góp vào sự lớn mạnh, phồn vinh của đất nước. Tuy nhiên, với nhiệm kỳ hiện nay của Bộ Tư pháp (tương ứng với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV), có thể khẳng định các kết quả đạt được là hết sức tích cực, điển hình như công tác xây dựng pháp luật, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp… 

Bộ trưởng Lê Thành Long (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Tư pháp dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bộ Tư pháp, xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang tháng 2/2018.
Bộ trưởng Lê Thành Long (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Tư pháp dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Bộ Tư pháp, xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang tháng 2/2018.

Trong đó, ý kiến, tiếng nói của Bộ trong thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nâng cao chất lượng, được lắng nghe nhiều hơn; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật đã có nhiều chương trình, đề án do Bộ Tư pháp trình đã được thông qua, có hướng tới đề xuất xây dựng Luật về thi hành pháp luật. Đối với công tác kiểm tra văn bản thì thực sự làm tốt vai trò “gác cổng”, được dư luận hết sức quan tâm… 

Một điểm nổi bật nữa là tổ chức bộ máy của Bộ nói chung cơ bản ổn định, điều này rất cần thiết cho sự phát triển vững mạnh của Bộ, ngành Tư pháp, hướng tới kỷ niệm 75 – 80 năm Ngày thành lập Ngành đạt nhiều thành tựu hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. 

Mặc dù vẫn còn những khó khăn, thách thức phải đối diện nhưng được “ngọn lửa” truyền thống tiếp sức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long luôn nhấn mạnh toàn Ngành quyết tâm giữ vững tinh thần nhất trí, đồng lòng, đam mê công tác chuyên môn, nghề nghiệp, xây dựng hình ảnh Bộ đoàn kết, làm việc chuyên nghiệp và lối sống tình cảm.

Kỷ niệm Ngày thành lập Ngành và thiết thực chào mừng 74 năm Quốc khánh 2/9, trong những ngày vừa qua, các hoạt động tri ân, kỷ niệm đã diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Nhân Ngày thành lập Ngành, Lãnh đạo Bộ Tư pháp ân cần thăm hỏi các đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ, gia đình các đồng chí cố Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị; dâng hương tại Khu Di tích của Bộ Tư pháp tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; gặp mặt thân mật các cán bộ hưu trí ôn lại truyền thống của Ngành…

Các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài ngành Tư pháp đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống 74 năm xây dựng và phát triển của Ngành, về vị trí, vai trò của Ngành trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ; phổ biến, tuyên truyền các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho các phong trào thi đua.

Công đoàn Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam với 4 môn: kéo co, bóng đá, cầu lông, bóng bàn.Việc tổ chức các hoạt động thể thao này còn nhằm động viên, khuyến khích phong trào rèn luyện, nâng cao sức khỏe, cũng như tăng cường giao lưu, đoàn kết giữa các cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ Tư pháp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.