"Bố mẹ tôi choáng váng khi đọc “Nỗi đau của bướm đêm”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Nỗi đau của bướm đêm” - truyện gây xôn xao mạng xã hội thời gian qua với tên cũ là “Ai lấy cave”, đã được xuất bản thành sách in. Tác giả Thu Hằng đã có những chia sẻ thú vị về tiểu thuyết đầu tay của mình.

- “Ai lấy cave” đã được in thành truyện với tên mới là “Nỗi đau của bướm đêm”, là tác giả, chắc chị có nhiều điều muốn tâm sự với độc giả?

Thật sự, viết một truyện “nặng đô” như “Nỗi đau của bướm đêm”, tôi không dám mong có thể in thành sách. Truyện của tôi, chính bố mẹ tôi cũng không đọc hết. Bố mẹ tôi choáng váng không ngờ con gái mình viết truyện dằn vặt tới vậy và mô tả cảnh nóng táo bạo tới vậy.

Khi độc giả nhận xét khen chê truyện của tôi trên mạng, tôi suy nghĩ khá nhiều, nhiều lúc hoang mang không biết mình có viết có quá lố không nhưng truyện đã đăng lên rồi, giống như bát nước đã hất đi, tôi không thể lấy lại được.

Những cảnh nóng trong bản truyện online đã được sửa khéo léo, dịu dàng khi in thành sách. Tôi hy vọng độc giả mua truyện để đọc sẽ cảm thấy dễ chịu.

- Tôi và nhiều độc giả đều bất ngờ khi biết chị chính là người mẫu cho bìa cuốn tiểu thuyết của chị. Liệu chị có quá tự tin khi chụp ảnh bìa tiểu thuyết của chính mình?

Lên bìa truyện của chính mình không phải kế hoạch của tôi. Tôi và anh Đỗ Kim Cơ - Giám đốc Tri Thức Trẻ Books và ê kíp họa sĩ của công ty đã có buổi làm việc hơn nửa ngày để tìm ra một bìa sách như ý. Chúng tôi xem hàng trăm bức ảnh và bức vẽ nhưng chưa thật sự hài lòng vì các bức ảnh, bức tranh đó dù đẹp vẫn chưa lột tả được cái tên truyện là “Nỗi đau của bướm đêm”.

Sau khi xem nhiều ảnh tới chóng mặt, tôi nói với anh Cơ: “Em nghĩ anh tìm một vài bức ảnh tối tối kiểu ảnh này của em sẽ hợp hơn” đồng thời mở điện thoại cho anh Cơ xem mấy bức ảnh tôi chụp cho vui tại nhà trong dịp giáng sinh. Không ngờ anh Cơ và họa sĩ thiết kế bìa sách đều ưng ý và hài lòng. Tuy nhiên một loạt ảnh tôi chụp đã bị “tuýt còi” vì quá “nóng”. Cuối cùng công ty sách phải vẽ tranh bìa dựa trên một bức ảnh của tôi. Lên bìa tiểu thuyết của chính mình, với tôi là điều đáng tự hào nhưng ngoài kế hoạch.

- Đọc “Nỗi đau của bướm đêm”, độc giả thắc mắc sao tác giả có thể thấy hiểu về “gái ngành” đến thế, liệu chị có phải là người rất từng trải? Trong khi ngoài đời, trông chị khá trẻ trung, trong sáng…

Tôi làm báo nhiều năm chứ không phải "cave" giải nghệ về viết tự truyện đâu (cười)… Đúng là cuộc đời tôi đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Bao nhiêu hỷ nộ ái ố của đời người, về cơ bản, tôi trải qua hết rồi. Tuy nhiên cuộc sống này làm gì có gì là hoàn hảo, trọn vẹn. Khi nhìn lại quãng thời gian qua, tôi biết ơn những thăng trầm trong cuộc sống vì chính nó giúp tôi có nhiều tư liệu, cảm xúc để viết truyện như hiện tại.

Tôi rất biết ơn một độc giả là giảng viên đại học đã khen tôi rằng: “Cô gái này đọc được nỗi đau của nhân tình thế thái”. Thực ra, đơn giản chỉ là tôi đã trải qua quá nhiều.

- Có người nói, người viết lách cũng như các nghệ sĩ khác, phải “điên” mới tạo ra tác phẩm nhiều dấu ấn, chị có nghĩ như vậy?

Chắc là bạn nói đúng… Tôi viết “Nỗi đau của bướm đêm” khi “điên” nhất. Những mệt mỏi, kiệt quệ của cô cave Thơm chính là của tôi, cơn ác mộng của Thơm là của tôi. Những lời bác sĩ nói với Thơm cũng chính là những lời bác sĩ nói với tôi.

Thời gian qua tôi phải nghỉ việc để điều trị stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Uống thuốc nhiều tác dụng phụ, tôi thường phàn nàn với bác sĩ theo kiểu: “Uống thuốc này hại quá, anh giảm cho em loại này…”. Khi đó bác sĩ nói với tôi: “Em nghĩ ít thôi. Trước tiên phải sống đã”. Tôi thật sự ngộ ra nhiều điều khi nói chuyện với bác sĩ của mình.

Tôi mong mọi người rung cảm khi đọc “Nỗi đau của bướm đêm” và mong mấy nghìn cuốn truyện in ra bán hết thật nhanh để tôi có hứng thú viết truyện mới (cười).

- Truyện của chị ngập tràn cảnh nóng nhưng lại được khen bởi tính nhân văn. Chị chủ đích gây sốc bằng cảnh nóng hay hướng tới sự nhân văn trong tác phẩm?

Tôi chỉ viết theo cảm xúc, muốn người đọc cảm thấy rung động chứ không có chủ đích gây sốc gì cả. Độc giả yêu câu chuyện của tôi, với tôi, đó là hạnh phúc lớn lao. Mọi người thích truyện vì cảnh nóng hay vì sự nhân văn, chân thật, tôi đều cảm thấy mãn nguyện. Tuy nhiên, tính nhân văn và giáo dục là điều mà tôi muốn truyền tải qua tác phẩm này.

Thời gian qua tôi chỉ viết truyện để giải khuây chứ không thực sự nắm bắt được gu độc giả. Khi đăng truyện lên Facebook nhận bão like, tôi bất ngờ vô cùng. Tôi trân trọng cảm ơn tình cảm quý độc giả đã dành cho tôi và câu chuyện “Nỗi đau của bướm đêm”.

- Cám ơn chị về cuộc trò chuyện!

Tin cùng chuyên mục

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.

Bước qua mùa hoa phượng

(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Đọc thêm

Giả vờ

Ảnh minh họa - Internet
(PLVN) - Từng cơn nắng cứ đổ ập xuống một cách mạnh mẽ, như cách mà chúng cậy mình trở thành nữ hoàng của mùa hè.

Ba dượng

Ba dượng
(PLVN) - Ngày mẹ đi thêm bước nữa tôi nhất quyết không đến dự đám cưới của bà. Một đứa trẻ lên tám khi ấy chỉ muốn có một gia đình yên ấm, làm sao đón nhận được một người xa lạ đến ở cùng để rồi “ba” phải ra đi và mình phải gọi người đó bằng “ba”.

Tản mạn về chiếc nồi cơm điện

Tản mạn về chiếc nồi cơm điện
(PLVN) - Dạo gần đây, hình ảnh chiếc nồi cơm điện xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà nhà, người người đều tập ôm nồi. Tôi bỗng để ý hơn đến cái nồi cơm điện nhà mình. Rồi bỗng sực tỉnh nhận ra thứ vô tri, vô giác trong nhà hóa ra cũng có nhiều ý nghĩa ra phết.

Chuyện bên sông

Chuyện bên sông
(PLVN) - Đa lớn lên trong căn chòi nhỏ neo người bên cánh sông buồn. Căn nhà nhỏ của hai mẹ con nó mỗi đêm sau khi qua đi những nhọc nhằn của ngày thường, thì càng về đêm càng yên tĩnh.

Trong mênh mông sắc hoa

Tranh minh họa: Trường Thịnh
(PLVN) - Sáng tinh khiết, bình minh đang lên. Sương quyện hương sen trong những ngày thanh tao của người cựu binh già. Ông Minh vừa nhấp ngụm trà đầu thì thằng Giới hốt hoảng chạy sang. Nó thông báo tin sét đánh. “Ông ơi, anh Nên cưa trộm sưa, mang đi rồi”. Ông hạ chén xuống, thảng thốt: “Nó cưa hồi đêm hả? Trời ơi!”. Ông lao theo thằng cháu đến nhà con cả Vấn. Cây sưa quý của dòng họ “ngự” ở mé sân vườn, do Vấn trông nom. Vậy mà…

Cuộc đua với thời gian

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Con người luôn dành cả cuộc đời để chạy đua với thời gian. Từ việc bào chế thuốc trường sinh, vội vàng lưu giữ những bức ảnh, cho đến việc sống gấp.

Nghệ nhân

Tranh minh họa: Trần Công Nguyên
(PLVN) - Doãn hăm hở hùn vốn mở cửa hàng kim thủy khí, cung cấp máy móc. Vậy mà đổ bể.

Mùa tỏi cô đơn

Mùa tỏi cô đơn
(PLVN) - Mỗi khi tàu nhả khói chạm vào vòm cây xà cừ cổ thụ chỗ nền ga Điềm cũ sẽ rúc những hồi còi dài dằng dặc, tiếng bánh sắt lăn rình rùng trên đường ray. Đường gạch chật chưỡng dưới chân Miên.

Hãy níu nhau thêm một chút…

Hãy níu nhau thêm một chút…
(PLVN) - Cuộc sống thời số hóa, mọi buồn vui, hạnh phúc, hỉ nộ ái ố với nhiều người đều ăm ắp trên mạng xã hội… Nhưng có một cô gái đã chết khô trên sofa đã hơn một năm trong căn hộ tại một chung cư ở Hà Nội lại không có - dù chỉ là một kết nối thực...

“Cẩm nang chữa nói ngọng” - phát huy những nét đẹp của giọng nói vùng miền

Cuốn sách giúp người nói chưa chuẩn tiếng Việt, có thêm nhiều hướng dẫn thực hành và luyện tập sửa ngọng tại nhà. (ảnh P.V)
Tối ngày 14/5/2024, chuyên gia ngôn ngữ Nguyễn Thị Thanh Mai ra mắt cuốn "Cẩm nang chữa nói ngọng" (NXB Thanh Niên) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Qua cuốn sách, chuyên gia ngôn ngữ cũng là MC của Đài Truyền hình Việt Nam này muốn giúp những người nói tiếng mẹ đẻ chưa chuẩn có thể áp dụng và chỉnh sửa điều đó.

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ông thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Giọt trăng dưới biển

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Biển Hồng Vàn đẹp, là cái đẹp của một người phụ nữ kiều diễm, nhưng đỏng đảnh khó chiều.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Mưa phượng

Mưa phượng
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây. Mùa phượng hãy còn sớm, nhưng cũng đủ để thức tỉnh những lòng yêu phượng theo cơn gió mơn trớn đến đâu đây. Tìm những con bướm phượng lẩn trong đám lá xanh um ước chừng còn vui hơn cảnh nhìn thấy tầng tầng hoa phượng buổi đương mùa.