Bộ LĐ-TB&XH: Cần những cách làm mới để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà dột nát

(PLVN) -Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở, đặc biệt là hỗ trợ nhà ở đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo cần hỗ trợ về nhà ở.

Theo thống kê, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo trên cả nước là 1.586.336 hộ (số hộ nghèo là 815.101 hộ, số hộ cận nghèo là 771.235 hộ); trong đó, tổng số hộ nghèo và cận nghèo thiếu hụt về chất lượng nhà ở là khoảng 315.000 hộ (trong đó số hộ nghèo thiếu hụt về chất lượng nhà ở là 230.540; số hộ cận nghèo thiếu hụt về chất lượng nhà ở là 84.489). Như vậy, dự kiến số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên cả nước là khoảng 315.000 hộ.

Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở như Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/08/2015 về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2); Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ nhà ở này hiện nay đã kết thúc.

Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát là rất cần thiết. Mục tiêu của chính sách nhằm đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát.

Để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2025 cần một số phương pháp, cách làm mới. Ảnh minh họa. Nguồn VGP

Để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2025 cần một số phương pháp, cách làm mới. Ảnh minh họa. Nguồn VGP

Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, tính từ năm 2000 đến 2023, với sự tham gia tích cực của các ban ngành, lực lượng, hơn 1,7 triệu căn đã được xây mới và sửa chữa cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, qua rà soát cả nước còn khoảng 400 ngàn căn nhà tạm, nhà dột nát, chưa đảm bảo “3 cứng” hoặc thiếu hụt về chất lượng.

Tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi" diễn ra tối qua (5/10), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử, quan trọng để thực hiện Chương trình cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.

“Theo thống kê của các địa phương, ngoài 2 nhóm đối tượng đã được hỗ trợ theo ngân sách nhà nước và chương trình mục tiêu quốc gia, cả nước còn 153.881 căn nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí tối thiểu để thực hiện là 6.500 tỷ đồng. Hiện nay chúng ta đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát với mục tiêu là trong năm 2025 chúng ta phải hoàn thành 3 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công khó khăn về nhà ở (khoảng 200 nghìn căn), do ngân sách nhà nước bảo đảm; Hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia (khoảng 88 ngàn căn nhà); Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên”, ông Đào Ngọc Dung thông tin.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi" diễn ra tối 5/10/2024.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi" diễn ra tối 5/10/2024.

Từ góc độ của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kiến nghị một số phương pháp, cách làm mới để hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2025. Trước tiên là đề cao tinh thần tự lực, tự cường của địa phương; phân chia các địa phương thành 4 nhóm (nhóm kinh tế phát triển sẽ tự đảm nhận; nhóm địa phương khó khăn, nhóm nghèo) có cơ chế huy động hỗ trợ phù hợp.

Thứ hai, đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương cùng với nguồn lực xã hội hóa để thực hiện theo cách vừa phân công, vừa giao chỉ tiêu hỗ trợ theo địa chỉ để các địa phương có điều kiện hỗ trợ các địa phương khác; vận động và phân công các Bộ, cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương khó khăn, địa phương nghèo.

Thứ ba, huy động sự chung tay góp sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, lan tỏa rộng khắp trong xã hội, cộng đồng theo tinh thần ai có gì góp đó, người góp sức, người góp của, không kể ít nhiều, miễn là cùng đi chung trên một con đường một mục tiêu cao cả và thiêng liêng là “Mái ấm cho đồng bào tôi”.

Trước đó, ngày 16/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 656/QĐ-TTg thành lập Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền (bao gồm tiền mặt và chuyển khoản) của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định pháp luật.

Bộ Xây dựng cũng đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát. Dự thảo đàng được lấy ý kiến của nhân dân trên Cổng TTĐT của Bộ.

Tin cùng chuyên mục

Ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng làm dự án đường Hồ Chí Minh ở huyện Châu Thành. Ảnh: Khánh Thùy

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu giải phóng mặt bằng phải đảm bảo quyền lợi cho người dân

(PLVN) - Qua buổi khảo sát thực tế ở các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, Châu Thành có dự án đường Hồ Chí Minh đi qua, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đánh giá cao công tác giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư sớm thực hiện dự án; giải phóng mặt bằng phải đảm bảo quyền lợi cho dân. 

Đọc thêm

Luật Thủ đô (sửa đổi): Những tâm huyết dành cho Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) có tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô. (Ảnh minh họa - Nguồn: thanglong.chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong những thành công lớn nhất của Hà Nội trong năm 2024 là việc Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Luật Thủ đô (sửa đổi) với những cơ chế, chính sách đặc thù sẽ giúp Hà Nội phát triển đột phá, trong đó thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội.

Hà Nội hào hùng "năm cửa ô tiến về"

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Vừa qua, tại Tọa đàm trực tuyến “Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển”, các đại biểu là những nhân chứng tiếp quản Hà Nội năm 1954 sau 9 năm trường kỳ kháng chiến đã xúc động nhớ về những ngày tháng hào hùng “năm cửa ô tiến về”…

Kết nối các Vườn di sản ASEAN Việt Nam

Hoạt động giáo dục, trải nghiệm cho học sinh tại VQG Hoàng Liên. (Ảnh: VQG Hoàng Liên)
(PLVN) - Các Vườn di sản ASEAN góp phần quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đảm bảo sử dụng bền vững các hệ sinh thái, duy trì các khu vực tự nhiên có giá trị văn hóa, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN. Việc hợp tác quản lý trong mạng lưới Vườn di sản ASEAN cho thấy nhiều kết quả tích cực hơn cho công tác bảo tồn hiệu quả.

Hà Nội: Bố trí phù hợp nguồn kinh phí cho việc thi hành Luật Thủ đô

Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn trình bày Tờ trình của UBND TP đề nghị ban hành Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức chi xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô tại Kỳ họp thứ 18, HĐND TP Hà Nội.
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt để tổ chức thi hành Luật Thủ đô bảo đảm khoa học, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, UBND TP Hà Nội đã trình và HĐND TP đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức chi xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô nhằm tạo cơ chế mới trong chi ngân sách, bố trí đầy đủ, phù hợp nguồn kinh phí để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.

An Giang: Siêu thị điện máy bị lửa thiêu rụi lúc rạng sáng

An Giang: Siêu thị điện máy bị lửa thiêu rụi lúc rạng sáng
(PLVN) -  Vụ hỏa hoạn xảy ra tại Siêu thị Điện máy Xanh trên đường Trần Hưng Đạo, khóm Đông Thịnh 5, phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang đã thiêu rụi hàng trăm tivi, tủ lạnh, máy giặt, laptop, điện thoại và nhiều máy móc khác. Rất may vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người.

Quảng Nam triển khai dự án “trọng điểm của trọng điểm” hơn 2.700 tỷ đồng

Quảng Nam triển khai dự án “trọng điểm của trọng điểm” hơn 2.700 tỷ đồng
(PLVN) - Quảng Nam sẽ triển khai dự án “Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam” với tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. Đây là dự án được lãnh đạo tỉnh này xác định, “trọng điểm của trọng điểm”, động lực để phát triển vùng đông tỉnh và yêu cầu cả hệ thống chính trị cần chung tay vào cuộc để dự án thực hiện suôn sẻ.

Cà Mau: Lan tỏa thông điệp, nhận thức về Chuyển đổi số

Cà Mau: Lan tỏa thông điệp, nhận thức về Chuyển đổi số
(PLVN) - Để lan tỏa những ý nghĩa và tầm quan trọng Chuyển đổi số, đồng thời tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nhiều hơn với các sản phẩm, dịch vụ, sáng 5/10, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Cà Mau hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024” với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Dùng phà quân sự thay thế cầu phao Phong Châu

Dùng phà quân sự thay thế cầu phao Phong Châu
(PLVN) - Chiều 4/10, Lữ đoàn 249 thuộc Binh chủng Công binh triển khai lắp và chạy thử nghiệm 2 phà cơ động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng trên địa bàn huyện Lâm Thao và Tam Nông (tỉnh Phú Thọ).