Diễn đàn 'Kinh doanh và Pháp luật năm 2024'

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh truyền thông, hỗ trợ pháp lý cho doanh nhiệp

Toàn cảnh phiên làm việc.
Toàn cảnh phiên làm việc.
(PLVN) - Sáng 13/6, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã có buổi làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) về tình hình thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (HTPLDN).

Tham gia buổi làm việc có Tổ trưởng Tổ Thư ký Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp; Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT Hoàng Mạnh Phương; một số thành viên Tổ Thư ký; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT; đại diện một số đơn vị chức năng liên quan…

Theo báo cáo, từ năm 2022 đến nay, Bộ KH&ĐT chủ trì soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 82 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Trong quá trình soạn thảo các văn bản này, Bộ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức để tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội thông qua việc đăng tải dự thảo toàn bộ văn bản QPPL trên các Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,... theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến rộng rãi người dân, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Một số chính sách mới tại dự thảo Luật Đấu thầu, Luật Hợp tác xã đã được truyền thông sâu rộng đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu…

Hằng năm, Bộ KH&ĐT đã chủ trì tổ chức các cuộc họp, thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp (phục vụ cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp) nhằm lắng nghe khó khăn, vướng mắc và đề xuất của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổng hợp các kiến nghị, vướng mắc, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó lồng ghép vào các báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và địa phương giải quyết theo thẩm quyền.

Một số thành viên của Tổ Thư ký.

Một số thành viên của Tổ Thư ký.

Bộ KH&ĐT đã tích cực phối hợp với các dự án triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ đã đạt được một số kết quả tích cực: phát triển mạng lưới tư vấn cho DNNVV; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị, kết nối doanh nghiệp đầu mối, Bộ KH&ĐT đã chủ động phối hợp với một số nhà tài trợ quốc triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ DNNVV trong khuôn khổ một số dự án hỗ trợ kỹ thuật. Tính đến nay, đã có hơn 300 DNNVV được các chuyên gia đánh giá, sàng lọc, qua đó lựa chọn đánh giá chuyên sâu cho hơn 100 doanh nghiệp và tiến hành nâng cấp kỹ thuật để giới thiệu cho doanh nghiệp đầu chuỗi từ một số thị trường chính như Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, Hồng Kông – Trung Quốc và Việt Nam.

Về hỗ trợ tiếp cận tài chính, Bộ KH&ĐT đã tiến hành hỗ trợ chuyên sâu, trực tiếp với hơn 50 DNNVV về tiếp cận tài chính và tái cơ cấu nợ. Trên cơ sở hỗ trợ của Dự án, 21 DNNVV đã vay vốn thành công với tổng số vốn hơn 18 triệu USD…

Do số lượng biên chế còn hạn chế, quá trình tham mưu các văn bản QPPL, Bộ KH&ĐT thường ưu tiên tập trung về nội dung văn bản, nên chưa thể xây dựng kế hoạch riêng để truyền thông các chính sách trong quá trình xây dựng mà thường thực hiện chung trong quá trình lấy ý kiến dự thảo văn bản; chưa bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện các Đề án, chủ yếu là kiêm nhiệm; Kinh phí cho triển khai các Đề án còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép.

Tại buổi làm việc, một số thành viên Tổ thư ký ghi nhận những kết quả mà Bộ KH&ĐT đã đạt được trong việc thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên đề nghị Bộ lưu tâm, tăng cường bồi dưỡng về mặt pháp lý cho doanh nghiệp; cần đa dạng hóa các mô hình, cách thức truyền thông; quan tâm các kế hoạch truyền thông; đăng tải các thông tin góp ý kiến của người dân, doanh nghiệp…

Tổ trưởng Tổ Thư ký Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp phát biểu kết luận tại buổi làm việc.

Tổ trưởng Tổ Thư ký Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp phát biểu kết luận tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT Hoàng Mạnh Phương cho biết, Bộ KH&ĐT làm công tác truyền thông chính sách khá tốt. Hàng năm Bộ đều có quyết định truyền thông chính sách với từng nội dung, phương án cụ thể. Tuy nhiên, theo ông Phương, do Bộ có nhiều đặc thù, liên quan đến nhiều lĩnh vực: đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp… nên áp lực rất lớn, số lượng công văn nhiều, nhiều văn bản của địa phương cần ý kiến của nhiều bộ, ngành liên quan nên đôi lúc Vụ Pháp chế không kịp xử lý, trả lời ngay.

Phát biểu kết luận, Tổ trưởng Tổ Thư ký Lê Vệ Quốc – Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp chia sẻ những khó khăn mà Bộ KH&ĐT gặp phải, đồng thời ghi nhận những kết quả tích cực mà Bộ KH&ĐT đã đạt được.

Tuy nhiên, theo Tổ trưởng Tổ Thư ký, Bộ KH&ĐT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: hướng dẫn cho các đơn vị chức năng triển khai xây dựng kế hoạch truyền thông chính sách chưa được liền mạch ở một số lĩnh vực; Việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Bộ chưa được thực hiện một cách bài bản, cô đọng; sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT và giữa Bộ KH&ĐT với các bộ, ngành khác chưa được chặt chẽ.

Tổ trưởng Tổ Thư ký đề nghị Bộ KH&ĐT cần tìm ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, ông Quốc mong Bộ KH&ĐT tiếp tục có sự chia sẻ, phối hợp để sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 55 về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; phối hợp tổ chức triển khai diễn đàn kinh doanh và pháp luật./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Đọc thêm

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.