Bộ hướng dẫn phải mạch lạc, địa phương đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP/Hải Minh.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Sáng 8/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTGQ).

Tỉ lệ giải ngân cao hơn giải ngân vốn đầu tư công

Theo Bộ KH&ĐT, năm 2024, tổng kế hoạch vốn cho 3 Chương trình MTQG là hơn 72.000 tỷ đồng, gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, trong đó có 25.000 tỷ đồng là vốn của các năm trước chuyển sang, chiếm tỉ lệ 34,7%.

Kết quả giải ngân kế hoạch vốn được giao 02 tháng đầu năm 2024 (không bao gồm vốn các năm trước được kéo dài) ước đạt được khoảnggần 3.265 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 12% kế hoạch, cao hơn tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước.

Kết quả nêu trên phản ánh nỗ lực của Trung ương và địa phương trong việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản khung để quản lý, hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG.

Tính từ năm 2021 đến nay, Trung ương đã ban hành 109 văn bản, trong đó có 03 nghị định của Chính phủ, 10 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 21 thông tư, 75 văn bản hướng dẫn gồm 18 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 57 văn bản cấp bộ.

Đặc biệt, với sự phối hợp chặt chẽ giữ Quốc hội và Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó quy định 8 cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình MTQG.

Ngay sau khi Quốc hội ban hành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương nghiên cứu để triển khai thực hiện ngay theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao; nếu có vướng mắc gửi văn bản đến các Bộ: KH&ĐT và Tài chính… để được hướng dẫn.

Liên quan đến việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện từng Chương trình hằng năm, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng các Bộ: NN&PTNT, LĐTB&XH và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thông báo, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 của các bộ, ngành, địa phương theo từng Chương trình, bảo đảm phù hợp điều kiện về nguồn vốn được giao và tình hình thực tiễn của địa phương.

Trường hợp còn vướng mắc đối với việc giao mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn 2021- 2025, năm 2022, năm 2023, thì xử lý theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho 03 bộ, cơ quan chủ quản chương trình và các địa phương.

7 nhiệm vụ trọng tâm về thể chế

Văn phòng Chính phủ cho biết trong thời gian tới còn 7 nhiệm vụ quan trọng về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn cần tiếp tục được hoàn tất.

Cụ thể, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư, tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, làm cơ sở để Ủy ban Dân tộc thực hiện quy trình sửa đổi Quyết định đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2024.

Về Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Bộ KH&ĐT đang tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định, dự kiến trình Chính phủ trong nửa đầu tháng 3/2024.

Bộ LĐTB&XH chịu trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp để thụ hưởng chính sách dạy nghề tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.

Một nhóm nhiệm vụ nữa là sửa đổi một số Thông tư hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG bảo đảm phù hợp Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các Chương trình MTQG.

Ủy ban Dân tộc đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung danh sách thôn đặc biệt khó khăn và thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để ban hành trong tháng 3/2024.

Về sửa đổi định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng, Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến các bộ liên quan để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan: KH&ĐT, NN&PTNT, LĐTB&XH, Ủy ban Dân tộc đang khẩn trương hoàn thành việc thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá, quản lý các chương trình. Bộ KH&ĐT được giao phải hoàn thành trong quý I/2024, còn 03 bộ, cơ quan chủ quản hoàn thành trong quý II/2024.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách theo đúng tinh thần chủ trương, nghị quyết của Đảng - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách theo đúng tinh thần chủ trương, nghị quyết của Đảng - Ảnh: VGP/Hải Minh

Các địa phương phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Phát biểu tại cuộc họp, các địa phương cho rằng Trung ương đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản khung để quản lý, hướng dẫn thực hiện sau hàng loạt chuyến khảo sát thực tế ở cơ sở, qua đó giúp các địa phương đẩy nhanh được tiến độ triển khai các Chương trình; định hướng hoàn thiện văn bản hướng dẫn trong thời gian tới cũng rõ ràng, mạch lạc.

Đặc biệt, hai Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua có thể áp dụng được ngay, nhất là trong bối cảnh Trung ương chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, các địa phương phản ánh bước đầu.

Các địa phương đều thể hiện cam kết giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư phát triển được giao, thậm chí cả 100% vốn sự nghiệp trong năm 2024.

Lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG cập nhật tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian tới; phản hồi về những kiến nghị, đề xuất của các địa phương tại cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá, với những nỗ lực trong thời gian qua, chưa bao giờ ba chương trình MTQG có hành lang pháp lý thuận lợi như bây giờ, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 108 và Nghị quyết số 111; nhấn mạnh đây là điều rất đáng mừng và cần phải ghi nhận.

Quốc hội đã cho phép mỗi địa phương có 02 huyện được thí điểm trộn vốn các Chương trình MTQG, đồng nghĩa với việc cả nước có 104 huyện được thí điểm để các địa phương mạnh dạn làm, không phải băn khoăn, để từ đó mới rút ra được kinh nghiệm, các chương trình mới mang lại giá trị, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương rà soát tất cả các thông tư, quy định của mình, đặc biệt là những quy định liên quan đến những điều khoản trong Nghị quyết 111 của Quốc hội, xem còn vướng đâu thì chủ động đề xuất, sửa đổi.

Đối với 7 nhiệm vụ về thể chế còn lại, Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ ban hành kết luận cuộc họp trong đó nêu rõ thời hạn phải hoàn thành những nhiệm vụ này.

Các bộ, cơ quan chủ quản chương trình phải có trách nhiệm trả lời hết sức cụ thể, mạch lạc, càng chi tiết càng tốtnhững kiến nghị của các địa phương tại cuộc họp hôm nay; tránh hướng dẫn chung chung theo kiểu chỉ vào điều nào đó, khoản nào đó của một văn bản nào đó khiến địa phương phải đi lục, tìm.

Đánh giá cao các địa phương cam kết giải ngân hết 100% kế hoạch vốn, bao gồm cả vốn sự nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương vừa phải chú ý đến cả "tốc độ" và "chất lượng", điều đó đồng nghĩa với việc vừa phải "quyết liệt hơn, nhanh hơn", vừa phải "đúng hơn và hiệu quả hơn" trong tổ chức thực hiện để các Chương trình MTQG mang lại hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao việc cho cá nhân phụ trách theo đúng tinh thần chủ trương, nghị quyết của Đảng; rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của mình, nhất là sau khi Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 108 và số 111; tăng cường trao đổi những nội dung chưa rõ với các bộ, cơ quan Trung ương và với các địa phương khác.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.