Bộ GTVT thuộc 'top' có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và lãnh đạo Bộ GTVT chủ trì Hội nghị. Ảnh: Báo giao thông
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và lãnh đạo Bộ GTVT chủ trì Hội nghị. Ảnh: Báo giao thông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2021, Bộ GTVT (Giao thông Vận tải) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công rất lớn, lên tới 43.000 tỷ đồng. Kết quả giải ngân hàng tháng của Bộ nằm trong số các bộ, ngành đạt tỷ lệ giải ngân cao so với bình quân chung của cả nước.

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, năm 2021 là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn thách thức hơn.

Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với sự xuất hiện của biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm hơn, xâm nhập sâu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, Bộ GTVT vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bộ GTVT là một trong số các bộ, ngành giải ngân cao nhất nước

Năm 2021, Bộ GTVT đã bàn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông cho TP. Hà Nội đưa vào vận hành, khai thác

Năm 2021, Bộ GTVT đã khởi công 18 dự án, hoàn thành 14 dự án.

Trong đó có dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.

Bàn giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông cho TP. Hà Nội đưa vào vận hành, khai thác.

Khởi công dự án tuyến tránh Quốc lộ 91 qua Long Xuyên, dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc.

Liên quan công tác đầu tư xây dựng, phát triển KCHTGT và giải ngân vốn đầu tư công, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết: "Bộ GTVT tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 67 dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025; phê duyệt chủ trương đầu tư theo thẩm quyền 42/51 dự án nhóm B, C; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3/10 dự án nhóm A; trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 2/6 dự án quan trọng quốc gia".

Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ cấp thiết của ngành đối với giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép, Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ công tác giải ngân vốn đầu tư công, lấy kết quả giải ngân là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá cán bộ cuối năm.

"Bộ cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt về công tác giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng là Tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, xử lý ngay những cơ quan chậm trễ trong công tác giải ngân", Thứ trưởng thông tin.

Cũng theo Thứ trưởng, định kỳ hàng tháng, lãnh đạo Bộ GTVT đều họp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, thường xuyên đi kiểm tra hiện trường, đôn đốc tiến độ thi công, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án.

Đến hết tháng 1/2022, dự kiến kết quả giải ngân đạt trên 95% đáp ứng kế hoạch của Chính phủ và là một trong những bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước. Công tác quản lý chất lượng, tiến độ các dự án được tập trung chỉ đạo xuyên suốt với phương châm tiến độ đảm bảo nhưng chất lượng phải đặt lên hàng đầu.

Công tác quyết toán dự án hoàn thành tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo sát sao. Bộ GTVT ban hành Chỉ thị chấn chỉnh công tác quyết toán, đến nay các cơ quan đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán 45 dự án với tổng giá trị 16.043 tỷ đồng.

Thứ trưởng Lâm cũng cho biết, công tác xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của Bộ. Bộ GTVT tổ chức ký chương trình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các giải pháp về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành GTVT; hoàn thành 21 nhiệm vụ/chỉ tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; 100% cán bộ sử dụng chữ ký số cá nhân để xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường mạng…

Theo đánh giá xếp hạng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ GTVT xếp thứ 9/18 bộ, ngành về chỉ số chuyển đổi số và xếp hạng A về chỉ số an toàn thông tin mạng.

Công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách thể chế; xây dựng, tinh gọn bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công,...

Năm 2020, Bộ GTVT được đánh giá đạt kết quả 85,9/100 điểm, đứng thứ 11 trong số 17 bộ/ngành về CCHC. So với năm 2019 điểm số của Bộ GTVT tăng 5,4 điểm là năm thứ 2 liên tiếp Bộ GTVT có trị số điểm tăng cao nhất trong 17 bộ/ngành.

Một trong những bộ, ngành hoàn thành xuất sắc công tác xây dựng quy hoạch

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Bộ GTVT đạt được trong năm vừa qua. Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, cũng là năm đầu tiên triển khai kế hoạch KT-XH 5 năm (2021 - 2025).

“Năm 2021, Bộ GTVT là một trong những bộ, ngành hoàn thành xuất sắc công tác xây dựng quy hoạch. Ngành GTVT không kể đêm hôm, thực hiện một quy trình bài bản hoàn thành xuất sắc 5 quy hoạch chuyên ngành, đồng thời cùng lúc, tạo tiền đề thu hút được đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả các chiến lược dài hơi. Đây là cơ sở quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đột phá hạ tầng giao thông mà Nghị quyết Đại hội TƯ Đảng đã đề ra”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Báo giao thông

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Báo giao thông

Trước bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT phải thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động kế hoạch, kịch bản thích ứng phù hợp, bảo đảm lưu thông hàng hóa.

Các lĩnh vực: Hàng không, đường bộ, đường sắt khi phục hồi các tuyến vận tải phải nắm chắc tình hình, phối hợp Bộ Y tế triển khai đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt, khi phục hồi các tuyến bay phải có sự rà soát nhân lực, đánh giá chất ượng hoạt động các thiết bị sau thời gian nghỉ dịch.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 2022

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu, thiên tai đang ảnh hưởng ngày càng bất lợi cho các hoạt động kinh tế.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho biết, sang năm 2022, Bộ GTVT sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, sáng tạo, quyết liệt trong hành động để thực hiện thắng lợi, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của ngành.

Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Đồng thời, xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia để triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác vận tải, bảo đảm trật tự, ATGT bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh tiến độ thi công, kiểm tra giám sát chặt chẽ tiến độ, chất lượng các dự án, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia.

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; phát hiện và xử lý triệt để vi phạm, công khai minh bạch các thông tin có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực GTVT. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong triển khai thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; thực hiện rà soát, xử lý thực hiện các kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong công tác quản lý, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp.

Tăng cường công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số.

Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với chủ trương tinh gọn và phù hợp với thực tiễn; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành GTVT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.