Bộ GTVT lý giải nguyên do chậm tiến độ Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông

Dự án đường đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp.
Dự án đường đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp.
(PLVN) -Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), mặc dù đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp. Tuy nhiên, dự án vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết và có nguy cơ kéo dài do tổng thầu EPC thực hiện công việc chưa theo đúng cam kết.

Trong báo cáo gửi đến Quốc hội, đánh giá về nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng chậm trễ trên, Bộ GTVT cho biết, đây là dự án có quy mô, tổng mức đầu tư lớn, có tính chất kỹ thuật phức tạp, công nghệ mới lần đầu được triển khai ở Việt Nam. Nhiều hạng mục chưa có trong quy trình trong nước, phải vận dụng, sử dụng quy trình, công nghệ của Trung Quốc.

Ngoài ra, Dự án được triển khai trong khu vực trung tâm thành phố, nên công tác giải phóng mặt bằng phức tạp, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật khó khăn, thời gian kéo dài. Quy hoạch kết nối giữa các tuyến đường sắt đô thị và kết nối với các loại hình vận tải công cộng chưa được xác định cụ thể nên mất nhiều thời gian thỏa thuận, phê duyệt làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án.

Đặc biệt dự án trải qua 2 đợt nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao (năm 2008 - CPI 19,9%; giai đoạn 2010 - 2011 CPI lần lượt là 11,8% và 18,13%). Tổng tỷ lệ lạm phát của riêng 3 năm này là 49,83% ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng, cộng với đó là việc tăng chi phí giải phóng mặt bằng dẫn đến tăng tổng mức đầu tư dự án là khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, ở trong nước chưa có nền công nghiệp đường sắt phát triển, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm cơ khí chưa cao làm tăng giá sản phẩm đầu vào, tăng tổng mức đầu tư dự án. Dự án sử dụng vốn vay ODA nên phụ thuộc vào Hiệp định vay đã được ký kết với Nhà tài trợ.

Đồng thời, Bộ GTVT nhận định, do yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia (các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về hồ sơ thiết kế, dự toán) gây khó khăn trong điều hành, tổ chức thực hiện.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ GTVT thừa nhận, do đây là dự án đầu tiên ở Việt Nam, kinh nghiệm lập dự án ban đầu của tư vấn trong nước còn hạn chế, chưa kiểm soát được kỹ thuật công nghệ; nhiều nội dung chưa được đề cập và nghiên cứu kỹ nên tổng mức đầu tư chưa phù hợp.

Bộ máy quản lý dự án mới được hình thành, năng lực còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương có liên quan chưa chặt chẽ và đồng bộ, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, triển khai các thủ tục đầu tư.

Tổng thầu chưa phải là đơn vị chuyên nghiệp, không có đầy đủ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể bao gồm cả xây lắp, thông tin tín hiệu và đào tạo vận hành đồng bộ dẫn đến công tác quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.

Công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký kết từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án).

Theo đó, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư là 552,86 triệu USD (tương đương 8.769,965 tỷ đồng) và phê duyệt điều chỉnh năm 2016 với tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tương đương 18.001,597 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước; quy mô xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên cao với chiều dài 13,05 km; bao gồm 12 ga và 1 depot; cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ; thời gian hoàn thành tháng 11/2013.

Căn cứ tình hình thực tế, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thực hiện dự án với tiến độ hoàn thành giai đoạn thực hiện dự án trong quý IV/2018 với thời gian vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc khác từ 3 - 6 tháng.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, riêng vật tư, thiết bị đã chuyển về đến công trường đạt khoảng 99% và lắp đặt đạt 90% khối lượng thiết bị; đang vận hành, căn chỉnh toàn hệ thống để đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019.

Tuy nhiên, đến nay có một số khó khăn vướng mắc dẫn đến chưa hoàn thành giai đoạn thực hiện để đưa dự án vào khai thác như tiến độ dự kiến.

Trước đó, ngày 15/3/2019, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã đi kiểm tra hiện trường dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Qua kiểm tra, ông Thể yêu cầu sớm đưa dự án vào khai thác nhưng chưa chốt thời hạn hoàn thành.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.