Bộ Giao thông Vận tải nói về tiêu chuẩn xe đưa đón học sinh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết nhận được Văn bản số 4483/BGDĐT-CSVC ngày 01/10/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị quy định tiêu chuẩn xe ô tô đưa đón học sinh.

Theo Bộ GTVT Về vấn đề này trên thực tế đã có quy định pháp luật: Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Giao thông đường bộ và tại mục 80 Phụ lục 4: Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, thì kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo quy định tại Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô chia thành 05 loại hình, gồm: (1) kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, (2) bằng xe buýt, (3) bằng xe taxi, (4) Kinh doanh vận tải khách du lịch, (5) theo hợp đồng.

Với 5 loại hình như nêu trên và theo báo cáo từ các địa phương thì hiện nay, với xe ô tô chở học sinh đang được các Sở GTVT cấp phép hoạt động theo loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thì các xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thuộc các đơn vị vận tải (bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) đã được Sở GTVT cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và xe được cấp phù hiệu, gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Về đề nghị: “Rà soát, nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể đối với loại hình vận tải hành khách là học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông”, Bộ GTVT cho biết trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP), đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 7588/BGTVT-VT ngày 14/8/2019) và bổ sung quy định để quản lý chặt chẽ hơn, và một mặt cũng có quy định riêng để phù hợp với tình hình thực tế. 

Cụ thể, nội dung được bổ sung vào Điều 7 dự thảo Nghị định như sau: “Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc:

a) Trước khi thực hiện hợp đồng phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng…; phải thông báo lại khi có sự thay đổi hành trình, thời gian vận chuyển hoặc điểm dừng đỗ, đón trả khách”.

Tại Điều 11 của dự thảo Nghị định, cũng bổ sung chặt chẽ hơn việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó bổ sung quy định: “... có phương án kiểm soát để bảo đảm không bỏ quên hành khách ở trên xe khi kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách);... ”. 

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.