Bộ Giao thông vận tải: Đề xuất quy định thành lập Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự

Lực lượng chức năng hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). (Ảnh: Báo PLVN)
Lực lượng chức năng hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). (Ảnh: Báo PLVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, trong đó Bộ đề xuất quy định thành lập Ban Chỉ huy (BCH) phòng thủ dân sự Bộ GTVT.

BCH phòng thủ dân sự của ngành đường bộ phải thường trực 24/24 giờ

Theo đó, dự thảo đề xuất Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định thành lập BCH phòng thủ dân sự của Bộ để giúp Bộ trưởng thực hiện công tác phòng, chống thiên tai (PCTN) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trong phạm vi quản lý.

BCH phòng thủ dân sự của Bộ gồm: BCH phòng thủ dân sự tại Cơ quan Bộ GTVT, BCH phòng thủ dân sự của Cục Đường bộ Việt Nam và BCH phòng thủ dân sự các Khu Quản lý đường bộ.

Theo dự thảo, căn cứ vào dự báo, cảnh báo loại hình thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ), Sở GTVT (đối với đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý), UBND cấp tỉnh (đối với hệ thống đường địa phương, công trình hoặc dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công - tư trên hệ thống quốc lộ mà UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền) chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Dự thảo nêu rõ, các BCH phòng thủ dân sự của ngành đường bộ phải thường trực 24/24 giờ để theo dõi sát diễn biến tình hình sự cố, thiên tai; căn cứ vào mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của thiên tai, điều kiện địa hình và tình hình thực tế để lựa chọn, áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN phù hợp, kịp thời; trực tiếp chỉ đạo hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chỉ đạo, điều hành bộ máy của mình thực hiện giải pháp ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đề ra.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước mùa mưa, bão.

Bộ GTVT đề xuất, căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của BCH phòng thủ dân sự Bộ GTVT và BCH phòng thủ dân sự Cục Đường bộ Việt Nam, các BCH phòng thủ dân sự Khu Quản lý đường bộ, BCH phòng thủ dân sự Sở GTVT, Ban Quản lý dự án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm:

Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ) và UBND cấp tỉnh (đối với đường địa phương) để phối hợp chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN. Phối hợp với BCH phòng thủ dân sự địa phương chủ động tổ chức công tác ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trên địa bàn. Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo.

Cứu người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân

Bên cạnh đó, dự thảo nêu rõ, khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp quản lý, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ và nhà thầu thực hiện bảo trì đường bộ, theo phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ được giao phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN đề ra, bảo đảm các yêu cầu sau:

Cứu người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân. Gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố để làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay lên các cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần thiết.

Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại. Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy. Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy PCTN và TKCN.

Phối hợp với BCH phòng thủ dân sự của địa phương trong việc thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng. Phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực xảy ra sự cố, thiên tai. Chấp hành chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai. Dừng việc ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN khi thấy tình hình nguy hiểm có thể xảy ra với người và phương tiện, thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai; đồng thời chỉ huy phong tỏa khu vực để bảo đảm an toàn.

Dự thảo nêu rõ, các cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu thực hiện bảo trì đường bộ khi điều động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng được giao quản lý để ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, phải lập đầy đủ các thủ tục điều động, chứng từ giao nhận vật tư theo quy định của pháp luật để làm căn cứ cho việc thanh toán và hoàn trả.

Trường hợp đã điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng đến hiện trường để ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN nhưng sự cố không xảy ra thì lập biên bản tại chỗ và mời đại diện cơ quan quản lý đường bộ, BCH phòng thủ dân sự cấp huyện hoặc UBND cấp huyện nơi có hiện trường, tham gia xác nhận biên bản làm cơ sở cho việc thanh toán. Khu Quản lý đường bộ, Sở GTVT có trách nhiệm xem xét, thẩm định và thanh toán hoặc đề nghị thanh toán cho đơn vị theo quy định.

Đọc thêm

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.