Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn trẻ trở lại trường ngay sau Tết

Bà Ngô Thị Minh: “Quan điểm của Bộ GD&ĐT là đưa trẻ trở lại trường trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, bảo đảm quyền lợi của các cháu”.
Bà Ngô Thị Minh: “Quan điểm của Bộ GD&ĐT là đưa trẻ trở lại trường trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, bảo đảm quyền lợi của các cháu”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chủ trì cuộc họp bàn về lộ trình mở cửa trường học; phương án, kế hoạch và lộ trình mở cửa đón khách du lịch an toàn, hiệu quả.

Nhiều ý kiến đồng thuận việc đến trường trở lại

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh cho biết đến nay, cả nước có 14 địa phương đang cho học sinh (HS) đi học trực tiếp, 30 địa phương học trực tiếp kết hợp trực tuyến, 19 địa phương học trực tuyến. Bộ đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến với các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, y tế về phương án đưa trẻ trở lại trường và nhận được các ý kiến đồng thuận.

“Theo kiến nghị của các địa phương, đến 7/2, dự kiến có 49 tỉnh, thành triển khai học trực tiếp, 14 tỉnh dự kiến cho trẻ trở lại trường vào 12/2. Quan điểm của Bộ là đưa trẻ trở lại trường trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, bảo đảm quyền lợi của các cháu”, bà Minh nói.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin diễn biến dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp ở một số nước trên thế giới, do chủng Omicron lây lan nhanh gấp 7 lần so với Dealta.

Tại Việt Nam, các địa phương vẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP, Quyết định 4800/QĐ-BYT. Hiện cả nước đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ, theo dõi diễn biến chủng Omicron trong nước trên tinh thần không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Tuy nhiên, chúng ta đã có những điều kiện, căn cứ để đưa trẻ trở lại trường học an toàn như: Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trong nhóm cao nhất thế giới, tỷ lệ ca bệnh nặng, số ca tử vong thấp, kinh nghiệm chống dịch của các địa phương, ý thức của người dân được nâng cao, tỷ lệ tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi cao (dự kiến hoàn thành tiêm mũi 2 sau Tết) và tăng cường tiếp cận vaccine cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.

“Quan điểm của Bộ Y tế cơ bản ủng hộ kế hoạch đưa trẻ trở lại trường sau Tết. Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức cảnh giác, theo dõi sát diễn biến dịch bệnh trong Tết, nhất là với biến chủng Omicron. Sau Tết, Bộ Y tế sẽ có đánh giá cụ thể tình hình dịch để góp ý cho Bộ GD&ĐT về kế hoạch đưa trẻ trở lại trường”, ông Sơn nói.

Sớm mở lại các hoạt động du lịch bình thường

Về lộ trình mở lại hoạt động du lịch, Thứ trưởng VH,TT&DL Đoàn Văn Việt báo cáo việc thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại một số địa phương thời gian qua đã đem lại những hiệu ứng, kết quả tích cực.

Kế hoạch thí điểm đón khách du lịch triển khai từ tháng 11/2021, tại 5 địa phương và đến tháng 1/2022, mở cửa du lịch tại 2 địa phương nữa là TP HCM và Bình Định. Giai đoạn 1, từ cuối tháng 11/2021 đến 23/1/2022, chúng ta đón được 8.500 khách, chủ yếu đến từ Nga, Hàn Quốc, Singapore, một số ít ở Anh, Mỹ...; cơ bản bảo đảm được về mặt y tế, an toàn dịch bệnh và các quy định thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

“Bộ kiến nghị tiếp tục mở lại các hoạt động du lịch theo lộ trình, làm từng bước chắc chắn, tích cực, khẩn trương. Cơ bản, Bộ giữ lộ trình mở lại các hoạt động du lịch như bình thường vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhưng nếu làm tốt chúng ta có thể mở sớm hơn”, ông Việt nói.

Đồng tình ý kiến, đại diện Bộ Y tế lưu ý cần có sự phối hợp đồng bộ để kiểm soát dịch bệnh an toàn, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5772/QĐ-BYT về biểu mẫu và quy trình cấp hộ chiếu vaccine; tuy nhiên, cần có sự tham gia của các bộ, ngành như Bộ Công an, Ngoại giao, VH,TT&DL.

“Du khách quốc tế ngoài hộ chiếu vaccine cần được xét nghiệm, tại điểm đến, lưu trú đầu tiên nên dừng lại một thời gian, di chuyển theo lộ trình có sẵn”, ông Sơn nói.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội ủng hộ việc đưa trẻ trở lại trường, mở lại hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn dịch bệnh: “Quyết tâm đã rõ nhưng cần sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp đồng bộ về tiêu chí, lộ trình, cách thức triển khai của các bộ, ngành, địa phương, đồng thời đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận trong xã hội”.

Các ý kiến tại cuộc họp cũng cho rằng Bộ Y tế cần sớm ban hành hướng dẫn mới về xác định cấp độ dịch để các địa phương căn cứ triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp khi đưa trẻ trở lại trường hay mở lại hoạt động du lịch. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương thực hiện các biện pháp quản lý hành chính, hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp theo Nghị quyết 128/NQ-CP.

Việc đưa học sinh sớm trở lại trường, không ràng buộc với điều kiện tiêm vaccine cho trẻ từ 5 - 11 tuổi.

Về lộ trình mở lại toàn bộ hoạt động du lịch, Bộ VH,TT&DL cần tích cực mở rộng hoạt động thí điểm đón khách quốc tế thời gian qua, nếu điều kiện chín muồi có thể đẩy sớm hơn. Những địa phương đã hoàn thành tiêm 3 mũi vaccine cho người dân thì có thể đón khách quốc tế. Các tour du lịch có khách quốc tế có thể thay đổi lộ trình tham quan, di chuyển nhưng phải thông tin đầy đủ cho cơ quan quản lý. Kéo dài thời gian ở lại Việt Nam của du khách quốc tế thay vì quy định 1 tuần như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.