Bộ Giáo dục có thể điều chỉnh khung thời gian năm học

(PLVN) -Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong trường hợp bất khả kháng vì dịch virus corona, sẽ có kế hoạch điều chỉnh khung thời gian năm học để bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, đáp ứng yêu cầu kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nhiều địa phương ra quyết định cho học sinh nghỉ học. Điều này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn liệu có làm ảnh hưởng đến kiến thức và kết quả của học sinh. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông:

Phóng viên: Hiện hầu hết các tỉnh, thành đều học sinh tạm thời nghỉ học để phòng dịch từ virus corona, trong đó có một số địa phương đã quyết định cho học sinh nghỉ đến 2 tuần. Việc nghỉ học như vậy, có ảnh hưởng đến kế hoạch năm học và kết quả học tập, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018 đã được Bộ GD-ĐT ban hành kèm Quyết định Số 2071/QĐ-BGDĐT. Căn cứ vào khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ, các nhà trường, địa phương xây dựng kế hoạch thời gian năm học của mình.

Bởi vậy, khi học sinh phải nghỉ học trong một khoảng thời gian vì dịch bệnh cũng có ảnh hưởng đến kế hoạch chung này.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn các địa phương về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch, khi cho học sinh nghỉ học phải xây dựng kế hoạch cho học sinh học bù.

Bên cạnh đó, trong khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD-ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học thì được thiết kế chỉ 35 tuần).

Do đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này để bố trí học bù.

Bộ Giáo dục có thể điều chỉnh khung thời gian năm học
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

- Hầu hết các địa phương đều có kế hoạch cho học sinh nghỉ hết tuần này. Nhưng trường hợp tuần sau tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp hoặc thậm chí lâu hơn, Bộ GD-ĐT có kế hoạch dài hơi ra sao, thưa ông?

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch do virus corona, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, việc có tiếp tục cho học sinh nghỉ học hay không còn phải tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh. Chúng ta không mong, nhưng nếu bất khả kháng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì UBND các tỉnh theo thẩm quyền phải chủ động theo dõi tình hình, thực hiện chỉ đạo của Trung ương để quyết định cho học sinh nghỉ tiếp hay đi học lại.

Bộ GD-ĐT cũng đã tính đến cả tình huống học sinh tiếp tục phải nghỉ học. Khung thời gian năm học đã ban hành cũng có thể sẽ điều chỉnh nếu cần thiết.

Hiện nay, quy định ngày 31/5 là kết thúc năm học, nhưng nếu trong trường hợp bất khả kháng có thể lùi lại sang tuần đầu của tháng 6.

Trong tình huống bất khả kháng nữa, thì Bộ GD-ĐT sẽ có kế hoạch điều chỉnh khung thời gian năm học để bảo đảm thực hiện đầy đủ khung thời gian chương trình, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cho học sinh.

- Phụ huynh có con năm nay thi chuyển cấp, đặc biệt là thi THPT quốc gia bày tỏ lo lắng liệu có ảnh hưởng đến kết quả vì nghỉ học kéo dài. Ông có chia sẻ gì về điều này?

Việc nghỉ học để phòng chống dịch bệnh từ virus corona là trên toàn quốc chứ không phải riêng địa phương nào. Do đó, khung thời gian năm học của các tỉnh, thành đều sẽ được điều chỉnh và tổ chức học bù cho học sinh để đáp ứng được chương trình.

Nếu thời gian nghỉ vẫn đủ trong khung kế hoạch năm học của Bộ, thì các địa phương chủ động bố trí thời gian học bù cho học sinh, hoặc vào các tuần đệm hoặc có thể vào những khung thời gian phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường.

Bộ Giáo dục có thể điều chỉnh khung thời gian năm học
Các giáo viên Trường Tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội) trao đổi chuyên môn sáng Thứ Hai 3/2. Ảnh: Thuý Nga

Với những trường mà học sinh nghỉ học vào thứ Bảy thì có thể tổ chức dạy bù vào đó. Tinh thần chung là phải xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp để đảm bảo việc dạy học bù theo yêu cầu của chương trình.

Hiện vẫn phải theo dõi diễn biến tình hình cụ thể của dịch bệnh. Trong trường hợp bất khả kháng, Bộ sẽ xem xét điều chỉnh một số mốc thời gian trong kế hoạch năm học, kể cả thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Trong quyết định số 2071, Bộ quy định rõ rằng việc tổ chức thi THPT quốc gia theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Việc hướng dẫn sẽ phù hợp với tình hình thực tế chứ không ấn định thời gian cụ thể, nên các nhà trường, phụ huynh, học sinh có thể yên tâm, không nên quá hoang mang, lo lắng.

Thay vào đó, học sinh cần tập trung việc giữ gìn sức khỏe, hiểu rõ tình hình dịch bệnh để tự phòng chống, bảo vệ. Các nhà trường cần vệ sinh sạch sẽ, bổ sung thêm trang thiết bị như nước rửa tay,... ở những vị trí cần thiết.

- Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...