Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho nam sinh cứu 3 học sinh khỏi đuối nước

Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT Bùi Văn Linh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho em Vũ Văn Hùng.
Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT Bùi Văn Linh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho em Vũ Văn Hùng.
(PLVN) - Sáng nay (6/5), thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT - đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho em Vũ Văn Hùng, học sinh lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, vì đã có hành động dũng cảm cứu 3 bạn học sinh khỏi đuối nước.

Phát biểu bại buổi lễ, ông Bùi Văn Linh điểm lại những tấm gương điển hình của học sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thời gian qua như trường hợp em Trần Thị Thu Hà (học sinh lớp 10A3, trường THPT Thọ Xuân 4) dũng cảm hy sinh cứu bạn thoát khỏi đuối nước; trường hợp đôi bạn vượt khó Nguyễn Minh Hiếu suốt 8 năm cõng bạn là Nguyễn Tất Minh bị liệt hai chân và bàn tay phải tới trường ở Triệu Sơn hay em em Mạch Thị Nhung - học sinh Trường THPT Nông Cống 4 - đã dũng cảm cứu cháu bé 3 tuổi rơi xuống giếng.

Đại diện trường THCS Phúc Thịnh chung vui với em Hùng. ảnh 1
Đại diện trường THCS Phúc Thịnh chung vui với em Hùng.

Khẳng định những học sinh trên đã cho thấy rõ truyền thống tốt đẹp, tinh thần yêu nước tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè trong thế hệ trẻ tỉnh Thanh Hóa, đại diện Bộ GD&ĐT cũng bày tỏ mong muốn rằng trong thời gian tới, ngành giáo dục tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và hình thức để tăng cường hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó có nhấn mạnh giáo dục kỹ năng sống, các giá trị sống, tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng xã hội đối với học sinh từ tiểu học trở lên.

“Giáo dục các giá trị sống cho các học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng để các em có lòng yêu nước nồng nàn, củng cố và tăng cường những giá trị cuộc sống để từ đó biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè; quý trọng ông bà; cha mẹ; có những việc làm cụ thể trong lao động, học tập”, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Ông Bùi Văn Linh phát biểu tại buổi lễ. ảnh 2
Ông Bùi Văn Linh phát biểu tại buổi lễ.

Chia sẻ tại buổi lễ, thầy Lại Đức Cường - giáo viên chủ nhiệm của em Vũ Văn Hùng - cho biết Hùng có hoàn cảnh thiệt thòi hơn các học sinh khác vì kinh tế gia đình tương đối khó khăn, mẹ em phải nuôi 3 chị em ăn học. Ngoài người chị gái cả đã đi làm, Hùng còn một em gái năm nay học lớp 7. Từng dạy cả 3 chị em nhà Hùng, thầy Cường cho biết, cả 3 chị em đều rất ngoan, chịu khó học tập và đều có lực học khá. Chị gái cả của Hùng từng là lớp trưởng, là tấm gương học sinh gương mẫu, tích cực trong các hoạt động. Bản thân Hùng cũng là một học sinh ngoan, tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp, của trường và là tấm gương sáng về học tập, tu dưỡng đạo đức.

Kể về vụ việc xảy ra hôm 7/4, Hùng cho biết, vào buổi chiều, em vừa vác dao ra bờ rào thì nghe thấy tiếng hô hoán có người đuối nước nên vội vã băng qua đám ngô, tới bờ sông. “Cháu nhìn xuống thì thấy có mấy bạn ở dưới đó. Chỗ đó cao khoảng 8m. Cháu nhảy xuống thấy 3 bạn đang chới với ở đó và đã vớt từng bạn một vào bờ. Tuy nhiên, còn 1 bạn bị chìm rồi, cháu không vớt được. Lúc đó, cháu không nghĩ gì cả, chỉ nghĩ nhảy xuống cứu các bạn lên bờ rồi tính tiếp”, Hùng kể lại.

Vào khoảng 14h00 ngày 7/4, em Vũ Văn Hùng (trú tại làng Miềng, xã Phúc Thịnh) đã lao xuống sông Chu và lần lượt cứu được 3 bạn nhỏ là học sinh Trường THCS Thọ Xương, huyện Thọ Xuân. 

Tin cùng chuyên mục

Hoàng Minh Hằng (Thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với các học sinh được kết nạp Đảng cùng đợt.

Phát triển Đảng trong học sinh tại Quảng Bình - Bài 1: Nhiều tín hiệu khả quan

(PLVN) - Được đứng vào hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự, tự hào, kỷ niệm đẹp đối với học sinh. Hai năm gần đây, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng quan tâm, đẩy mạnh công tác này, qua đó tạo điều kiện cho các “hạt giống đỏ” sớm giác ngộ lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức học tập, tu dưỡng bản lĩnh để sau này “nảy mầm xanh”.

Đọc thêm

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Tránh 'thi gì, học nấy'?

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - GS. TS Đỗ Đức Thái, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, những vấn đề về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đã trở nên cấp bách - không chỉ đối với ngành Giáo dục mà còn đối với nhân dân cả nước.

“Bất chợt” rồi “đột xuất”

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Mới đây, tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, lãnh đạo Sở GD&ĐT một tỉnh phía Nam đã làm “nổi sóng dư luận”, khi yêu cầu giáo viên không được kiểm tra đầu giờ bất chợt với học sinh.

Đại học Nam Cần Thơ tưng bừng khai giảng năm học mới

Với những nỗ lực trong công tác giáo dục, mới đây, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã được Viện Đổi mới sáng tạo UPM cấp Chứng nhận xếp hạng đối sánh 4 sao.
(PLVN) - Hòa chung không khí sôi nổi của cả nước chào mừng năm học mới, ngày 22/9, Trường Đại học Nam Cần Thơ (TP Cần Thơ) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. Tại buổi lễ, lãnh đạo nhà trường đã trao tặng học bổng để khen thưởng sinh viên có điểm xét tuyển xếp loại xuất sắc và giỏi, với tổng trị giá gần 12,6 tỷ đồng.

Dự kiến 11 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương báo cáo tại Hội nghị.
(PLVN) - Dự kiến từ năm 2025 sẽ tổ chức thi theo 11 môn bắt buộc và lựa chọn, gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. 

Toán học “cần một phen đổi mới”

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị Toán học toàn quốc lần thứ X. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)
(PLVN) -Theo GS.TSKH. Ngô Việt Trung, một nền giáo dục tiên tiến không thể thiếu vai trò môn Toán. Thế nhưng, hiện môn Toán đang bị đẩy dần khỏi chương trình đại học và bộc lộ nhiều lệch lạc trong việc dạy học và thi ở bậc phổ thông...