Bộ GD&ĐT nêu lý do đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ GD&ĐT cho rằng, việc bỏ bằng tốt nghiệp THCS sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người học. Điều này đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để lấy ý kiến đóng góp của công luận. Thời gian lấy ý kiến góp ý từ nay đến hết ngày 9/7/2025.

Tại Dự thảo, trong hệ thống văn bằng, Bộ GD&ĐT bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao cơ sở giáo dục xác nhận hoàn thành chương trình THCS.

Theo Bộ GD&ĐT, điều này nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, theo Kết luận số 137 ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đồng thời, phù hợp với mục tiêu phổ cập giáo dục; cũng như phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay, khi đã có nhiều quốc gia phát triển (Mỹ, Canada, Anh, Úc, Phần Lan) không cấp bằng tốt nghiệp THCS mà sử dụng xác nhận của Hiệu trưởng về kết quả học tập ở lớp dưới để xét học ở bậc học cao hơn hoặc phân luồng.

Bộ GD&ĐT cho rằng, việc xác nhận hoàn thành chương trình THCS sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người học (sửa tương ứng ở Điều 34 Luật này và Luật Giáo dục nghề nghiệp nếu có quy định liên quan).

Dự thảo cũng đề xuất trao thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp cho người đứng đầu cơ sở giáo dục. Cụ thể giao Hiệu trưởng trường THCS xác nhận hoàn thành chương trình học THCS thay cho Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện. Giao Hiệu trưởng trường THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay cho Giám đốc Sở GD&ĐT.



  • Ngoài ra, Dự thảo bỏ khái niệm trường trung cấp, chuyển thành trung học nghề và bổ sung trung học nghề là cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trung học nghề sẽ tích hợp kiến thức nghề và kiến thức chương trình trung học phổ thông.

    Theo đó, trong chương trình trung học nghề học sinh có 2 lựa chọn: được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc trung cấp nghề. Hết lớp 9, học sinh có 3 lựa chọn: vào trung học phổ thông, học trung học nghề với chứng chỉ sơ cấp hoặc học trung học nghề với chứng chỉ trung cấp nghề.

    Bộ GD&ĐT nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung theo hướng như trên tạo cơ hội cho người học có nhiều lựa chọn sau trung học cơ sở, tạo cơ hội học liên thông… đồng thời phù hợp với cách tiếp cận hệ thống của UNESCO...

    Tin cùng chuyên mục

    Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử. (ảnh B.C)

    Triển lãm tranh 'Sĩ tử 2' động viên các thí sinh trước mùa thi

    (PLVN) -  Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử và các hình ảnh thân quen trên hành trình thi cử, như: Hoa trạng nguyên, chiếc mũ tốt nghiệp… Sự kiện góp phần cổ vũ, động viên các thí sinh trước thềm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.

    Đọc thêm

    Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

    Ảnh minh họa
    (PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

    Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

    Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
    (PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

    6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

    Ảnh minh họa
    (PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

    Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

    Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
    (PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

    Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

    Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
    (PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.