Bộ dụng cụ test nhanh Covid tại nhà: Chỉ là bước sàng lọc đầu tiên

Người dân chỉ nên sử dụng các bộ test đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, đồng thời kết quả test nhanh tại nhà chỉ mang tính sàng lọc.
Người dân chỉ nên sử dụng các bộ test đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, đồng thời kết quả test nhanh tại nhà chỉ mang tính sàng lọc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hiện nhiều người dân đang băn khoăn trước thông tin bộ test nhanh COVID-19 tại nhà cho ra kết quả chính xác lại nhanh gọn, không gây khó chịu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo một số bất cập, đồng thời cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng bộ dụng cụ này.

Cảnh báo bộ dụng cụ test nhanh giả, không rõ nguồn gốc

Mới đây, tại Phú Yên đã xảy ra sự việc một người dân tự mua bộ thử COVID-19-19-19-19-19-19 tại nhà, phát hiện kết quả dương tính và nhập viện. Người dân nói trên là tiểu thương bán thịt bò, ngụ TP Tuy Hòa, nghe tin người tiếp xúc gần với chồng có kết quả dương tính SARS-CoV-2 nên đến khai báo ở Trạm y tế phường 1 và được hướng dẫn cách ly tại nhà.

Sau đó, tiểu thương này tìm hiểu qua mạng tự mua dụng cụ test nhanh, kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nên gọi báo nhân viên Trạm y tế phường 1 đến nhà đưa đi cách ly, điều trị. Bệnh viện dã chiến TP Tuy Hòa lấy mẫu xét nghiệm khẳng định nữ tiểu thương này mắc COVID-19.

Thông tin này khiến một bộ phận cộng đồng mạng được củng cố niềm tin về bộ test nhanh COVID-19. Từ những tháng trước đó, bộ dụng cụ này đã được rao bán tràn lan trên mạng internet. Phổ biến nhất là hai loại “nhập khẩu từ Mỹ” và “xách tay từ Hàn Quốc”.

Mức giá trung bình của các bộ test này tầm từ 500 - 700 ngàn đồng, sử dụng được cho 2 người hoặc 1 người 2 lần. Các quảng cáo bán sản phẩm đều cho biết, sản phẩm có độ chính xác cao, đến trên 99%, sử dụng tại nhà cực kì dễ dàng. Người dùng chỉ cần dùng que lấy dịch ở mũi, sau đó bơm vào dung dịch, chờ tầm 15 phút là ra kết quả.

Lo lắng tình hình dịch bệnh, nhiều người dân đã rủ nhau mua bộ test về “trữ” mặc dù giá cao, để hễ có nghi vấn như cơ thể dấu hiệu cảm, hoặc nguy cơ vừa tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh sẽ lấy ra “test” nhằm yên tâm hơn.

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện không ít trường hợp các đơn vị kinh doanh đang buôn bán các lô hàng kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc, không đăng kí thông qua Bộ Y tế. Trong số đó, có không ít sản phẩm hàng giả, không hề có tác dụng. Nhiều cơ sở kinh doanh khai nhận, lợi dụng sự hoang mang và tâm lý muốn xét nghiệm “tại nhà dễ dàng, tiện lợi” nên bán cho người dân những bộ kit “vô thưởng vô phạt”.

Tuy nhiên, thực tế những bộ kit giả không hề “vô thường vô phạt” chút nào, vì hàng giả khi thử có thể cho kết quả sai lệch, khi xét nghiệm không những không phát hiện ra bệnh mà còn có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Một lô hàng bộ kit test nhanh tại nhà bị thu giữ do không rõ nguồn gốc.

Một lô hàng bộ kit test nhanh tại nhà bị thu giữ do không rõ nguồn gốc.

Bộ kit test nhanh rao bán tràn lan trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa)

Bộ kit test nhanh rao bán tràn lan trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa)

Bộ dụng cụ test nhanh - có cho ra kết quả chính xác?

Tại Việt Nam hiện áp dụng 3 phương pháp xét nghiệm COVID-19: xét nghiệm PCR, xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể. Theo các chuyên gia y tế, test nhanh COVID-19 là phương pháp xét nghiệm kháng nguyên, mức độ chính xác chỉ tầm 80% chứ không phải 99% như các trang mạng quảng cáo. Thực tế, test nhanh COVID-19 chỉ có giá trị sàng lọc, chứ không thể đặt niềm tin như kết quả cuối cùng.

Chính vì thế, ngành y tế không khuyến cáo người dân làm xét nghiệm tại nhà mà nên đến cơ sở y tế, do các nguyên nhân có thể xảy ra như dùng bộ xét nghiệm không đúng cách, lấy mẫu bệnh phẩm không đúng... dẫn đến kết quả không chuẩn xác. Ngoài ra, người dân sử dụng tràn lan, sau đó không biết cách xử lý mẫu bệnh phẩm, vứt lung tung ngoài môi trường cũng có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh.

Khi sử dụng bộ test nhanh tại nhà với mục đích sàng lọc, người dân cần xem hướng dẫn kĩ càng, tuân thủ các bước sau: Rửa tay thật sạch khi mở bộ dụng cụ, lấy tăm bông diệt khuẩn để lấy dịch hai bên mũi, bỏ tăm bông vào lọ đựng dung dịch, chờ kết quả sau 15 phút theo hướng dẫn. Sau khi hoàn thành quá trình test, cần gom bỏ tất cả bộ kit vào túi nilong, buộc thật kín và có thể vứt chung với rác thải sinh hoạt. Trường hợp có kết quả dương tính thì phải cho vào túi bọc kín, mang đến bệnh viện để xử lí theo rác thải y tế.

Được biết, hiện kit xét nghiệm SARS-CoV-2 muốn nhập khẩu Việt Nam phải được Hội đồng thẩm định, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) thẩm định và cấp phép mới được lưu hành. Việt Nam đã quy định, kể cả các test (xét nghiệm) nhanh cũng phải được sử dụng ở phòng thí nghiệm và phải bảo đảm an toàn sinh học.

Hiện có 7 sản phẩm test kit nhanh kháng nguyên đã được cho phép lưu hành, bao gồm 1 sản phẩm sản xuất trong nước và 6 sản phẩm nhập khẩu, giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/test kit. Người dân có thể tham khảo các bộ test kit này trên các trang của Bộ Y tế hoặc các bệnh viện, tránh mua nhầm các sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả… vừa tốn tiền, lại gây ảnh hưởng sức khỏe.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.