Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa tỏa sáng tinh thần xả thân vì người dân

Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa ứng cứu dân bị nạn ở đảo Vũng Ngán
Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa ứng cứu dân bị nạn ở đảo Vũng Ngán
(PLO) -Sau khi siêu bão số 12 đổ bộ đầu tháng 11/2017, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả cơn bão số 12. Trong mưa bão, sóng biển dữ dội, cuồng nộ đã tỏa sáng tinh thần hy sinh, xả thân của những người lính biên phòng, sẵn sàng bảo vệ tính mạng nhân dân trong gian nguy, hiểm họa thiên tai.
 

Siêu bão số 12 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho các tỉnh Nam Trung bộ. Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), đến ngày 9/11/2017, các địa phương đã xác định có 112 người chết (trong đó cao nhất là Khánh Hòa 43 người, Bình Định 18 người). Tại các địa phương vẫn còn 20 người mất tích (trong đó Quảng Nam 11 người, Bình Định 7 người, Khánh Hòa 1 người). 

Tại Khánh Hòa, sau bão số 12, đã có trên 500 chiếc bị chìm và mất tích, 17 chiếc tàu vận tải, tàu kéo, xà lan, thuyền buồm quốc tế bị chìm hay trôi dạt. Nhà máy đóng tàu Huyndai Vinashin có 3 cần cẩu bị gãy. Trên khu vực biên giới biển, gần như toàn bộ lồng bè của người dân nuôi tôm hùm, nuôi các loại cá giá trị cao như cá bớp, cá mú, cá chim trắng bị thiệt hại hoàn toàn. Trong đó, người bị mất ít là vài tỷ, người mất nhiều khoảng 20 đến 30 tỷ.

Những nạn nhân tử vong trên biển phần lớn đều là người làm ăn trên các lồng bè thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu vực Bãi Tranh, Cổ Cò của xã đảo Vạn Thạnh và vùng nuôi trồng thủy sản ở Ninh Hòa. 

Như huyện Vạn Ninh, nơi có 12.000 lồng bè bị bão nhấn chìm, ngày 6/11, huyện này báo cáo chỉ có 9 người chết, nhưng ngày 9/11 đã lên đến 19 người. Khi xảy ra bão, cả lực lượng biên phòng lẫn công an đều cùng hợp lực đến tận nơi để buộc người dân phải rời khỏi các lồng bè.

Nhưng nhiều người, có thể vì tiếc của nên chỉ rời trong buổi chiều, đến tối họ lại bí mật ra các lồng bè để ngủ lại, ngoài sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Vì vậy, sáng hôm sau, bão ập vào thì trở tay không kịp. Nhiều người thiệt mạng mặc dù đã có hàng trăm người được cứu khi đang ngoi ngóp giữa biển. 

Thực tế, những người chết phần nhiều là người làm thuê, họ cũng vì miếng cơm, manh áo. Những ngày mưa bão, họ được chủ thuê trả công lao động gấp đôi, gấp ba nên họ cố gắng bám trụ giữ bè cho chủ, một số khác lại lo sợ rời bỏ bè vào bờ, sau bão lại mất việc.

Theo báo cáo tại Hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống và tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả cơn bão số 12 của BĐBP tỉnh Khánh Hòa, BĐBP Khánh Hòa đã vận động hơn 880 người dân đến tránh trú tại các đơn vị BĐBP; đưa 1.689 người dân mắc kẹt trên các lồng bè, các đảo vào bờ và đi cấp cứu; cưỡng chế, di dời 840 người dân vào bờ trú bão và kêu gọi, hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng chằng buộc, sắp xếp vị trí neo đậu an toàn.

Ngay sau khi cơn bão đi qua, hơn 2.000 lượt cán bộ, chiến sĩ BĐBP Khánh Hòa đã tham gia giúp dân khắc phục hậu quả; huy động 5 tàu, ca nô tham gia tìm kiếm các nạn nhân trôi dạt, người mất tích tại khu vực vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh, đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa. BĐBP Khánh Hòa đã tìm kiếm, đưa được 464 người trên các đảo đưa vào bờ. Trong đó, riêng tàu, ca nô của BĐBP đã cứu được 86 người.

BĐBP Khánh Hòa đã phối hợp với các lực lượng và người dân vớt được 22 thi thể, trong đó, BĐBP Khánh Hòa trực tiếp vớt được 15 thi thể. 

Do chủ quan, những người dân ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đã không làm gì cho tới khi bão ập đến, sóng bổ vào, đánh sập nhà cửa và cuốn trôi mọi thứ ra biển. Khi mưa bão sầm sập trên đầu, BĐBP đến nhà gọi, đón đi, mọi người mới dắt díu đội mưa bão đến tránh trú tại Đồn Biên phòng Vạn Hưng. Suốt hai ngày từ lúc bão số 12 đổ bộ, hội trường của Đồn Biên phòng đã đón hơn 250 người dân của các làng biển trong xã Vạn Hưng về tránh trú bão. Bữa đầu tiên, mọi người ăn cơm do anh em trong đồn nấu từ hôm trước đề phòng mất điện. Từ trưa đến buổi chiều hôm sau, mì gói, lương khô cũng được lấy ra hết chia cho người dân. 

Gia đình Đại úy Phan Xuân Thống - Thuyền trưởng tàu BP 50-41, Đồn Biên phòng Vạn Hưng bị sập bếp. Vợ con anh phải chuyển về nhà ông bà nội núp bão cho an toàn. Dù vậy, anh cũng không rời nhiệm vụ. Sau bão, sức gió đã giảm nhưng vẫn còn mạnh. Chiếc tàu gỗ 200 mã lực bình thường chỉ chịu được sức gió cấp 4, cấp 5 phải đương đầu với gió bão cấp 7 run rẩy, oằn mình vượt sóng. Từng đợt sóng phủ qua ca bin như muốn nhấn chìm con tàu xuống lòng biển sâu. Đã vậy, tàu còn liên tục bị mắc lưới hàng trăm bè lồng nuôi tôm, khiến máy tàu bị trục trặc.

“Tôi lên đường với ý nghĩ, con tàu khó chịu được sóng gió. Song mình là người lính, mệnh lệnh của chỉ huy phát ra thì phải chấp hành, nếu có điều gì phải chấp nhận” - Đại úy, Thuyền trưởng tâm sự. Tàu BP 50-41 đã vớt được ngư dân Nguyễn Văn Lại khi ông đang cố bám trên mảnh bè trôi dạt trên biển. Qua 7 ngày tìm kiếm người dân bị nạn trên biển trong bão số 12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vạn Hưng đã cứu được một người và vớt được 6 thi thể. 

Đại tá Hồ Thanh Tùng - Chỉ huy trưởng BĐBP Khánh Hòa cho biết: “Chúng tôi tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm từ thực tiễn phòng chống cơn bão số 12, nhằm hạn chế các thiệt hại cho những cơn bão tương tự sau này. Từ Hội nghị này, BĐBP đã kiến nghị UBND tỉnh sắp xếp, quy hoạch lại khu vực nuôi trồng thủy sản và có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người chủ lồng bè đối với các nhân công của mình và phải viết cam kết không có nhân công trên đó khi có lệnh. Sau này xảy ra chuyện gì, chủ lồng bè phải chịu trách nhiệm”. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.