Bộ đội Biên phòng học luật từ chuyên án điển hình

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh trao bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong đấu tranh thành công Chuyên án 455T. Ảnh: Lê Đồng
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh trao bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong đấu tranh thành công Chuyên án 455T. Ảnh: Lê Đồng
(PLVN) - Nhằm giúp các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người trên các tuyến biên giới, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tổ chức tập huấn thực thi pháp luật về tội mua bán người và giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh chuyên án điển hình - Chuyên án 455T về công tác đấu tranh chuyên án để các đơn vị học tập, làm theo.

Làm rõ hơn những quy định về tội mua bán người

 Trong những năm gần đây hoạt động mua bán người ở nước ta diễn ra có xu hướng gia tăng về số vụ án và có nhiều hoạt động tinh vi nhằm trốn tránh các cơ quan chức năng. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 chỉ quy định hành vi mua bán người nói chung mà không bao quát hết nội hàm của hành vi này.

Vì vậy, trong thực tiễn giải quyết các vụ án gặp rất nhiều khó khăn và khó xác định được hành vi mua bán. Theo BLHS năm 2015, mua bán người bao gồm hai hành vi mua và bán, tuy nhiên trong hành vi mua bán này bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau như tuyển dụng, vận chuyển, lưu giữ, tiếp nhận, chuyển giao.  

Ngày 25/5, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP đã tổ chức lớp Tập huấn công tác phòng, chống mua bán người. Tham dự lớp tập huấn có đại diện 17 đơn vị, tỉnh, thành phố và 3 Đoàn Đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP. Đại tá Phan Thăng Long, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP chủ trì lớp tập huấn. 

Tại lớp tập huấn, các đại biểu được hướng dẫn một số nội dung về hoạt động của tội phạm mua bán người; thông báo tình hình, phương thức, thủ đoạn, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người trên các tuyến biên giới trong thời gian qua và làm rõ hơn nội dung Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP (gọi tắt là Nghị quyết 02) ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2019. 

Nghị quyết 02 đã hướng dẫn rõ các tình tiết định tội (Điều 2), các tình tiết định khung hình phạt, các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm: sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài; sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài; người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi và truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội. 

Theo đó, mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người.  

Theo Điều 3 Nghị quyết 02, đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điểm d khoản 2 Điều 150 và điểm đ khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng được coi là đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước CHXHCN Việt Nam nếu đã thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với nạn nhân.

Học hỏi kinh nghiệm từ chuyên án điển hình

Cùng với đó, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP còn tổ chức Hội nghị Tổng kết Chuyên án 455T đấu tranh phòng chống mua bán người. Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh BĐBP đánh giá về tình hình hoạt động, thủ đoạn của tội phạm mua bán người trên các tuyến biên giới:

“Đây là loại tội phạm phức tạp, khó lường, tinh vi. Đặc biệt, Chuyên án 455T là chuyên án điển hình về công tác đấu tranh chuyên án “trinh sát”. Ban chuyên án đã làm tốt về công tác điều tra cơ bản, xây dựng và sử dụng có hiệu quả mạng lưới mật, sử dụng tốt công tác nghiệp vụ, làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng. Đây là những kinh nghiệm để các đơn vị học tập, làm theo”.

Lúc 14h30 ngày 30/3/2019, tại khu vực thôn Lù Dì Sán, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, lực lượng đấu tranh Chuyên án 455T đã mật phục, bắt quả tang đối tượng Ly Seo Ca (sinh năm 1998, dân tộc Mông, trú tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đang chuẩn bị đưa 1 người phụ nữ vượt biên. Tại đây, biết mình đã bị lừa bán sang Trung Quốc, người phụ nữ kêu cứu trong tuyệt vọng. Hai bên đang giằng co thì lực lượng BĐBP ập vào. Thấy BĐBP, đối tượng Ly Seo Ca vội vã bỏ chạy nhưng đã bị bắt giữ. 

Ly Seo Ca đã khai nhận toàn bộ hành vi đưa người qua biên giới để bán lấy tiền tiêu xài. Cũng theo lời khai của Ca, trong thời gian sang Trung Quốc làm thuê, y đã quen biết một người đàn ông và người này bảo Ca về Việt Nam tìm phụ nữ đưa sang Trung Quốc bán cho ông ta. Từ tháng 8/2018 đến nay, Ly Seo Ca đã bán 2 cô gái sang Trung Quốc, khi vừa đưa người thứ 3 sang bán thì bị BĐBP phát hiện, bắt giữ.

Từ năm 2018 đến nay, các lực lượng chức năng đã xác lập đấu tranh thành công 14 chuyên án mua bán người, phát hiện, xử lý 260 vụ/352 đối tượng, lừa bán 443 nạn nhân. Trong đó, riêng BĐBP phát hiện, xử lý 79 vụ/45 đối tượng, giải cứu 163 nạn nhân.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...