Bộ đội Biên phòng Điện Biên: Phối hợp xóa sổ điểm trung chuyển ma túy nhức nhối nhất

Thào In và Thào Sênh (đang chỉ tay) bị bắt quả tang cùng 90.000 viên ma túy tổng hợp
Thào In và Thào Sênh (đang chỉ tay) bị bắt quả tang cùng 90.000 viên ma túy tổng hợp
(PLO) -0h30 ngày 6/11/2017, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên và Đoàn đặc nhiệm miền Bắc, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP chủ trì đã phối hợp với Bộ Chỉ huy An ninh tỉnh Phông Sa Lỳ (Lào) triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ các tỉnh Bắc Lào qua U Đôm Xay về tập kết tại Phông Sa Lỳ, xóa sổ tụ điểm trung chuyển ma túy nhức nhối nhất tại khu vực này trước khi tràn vào nội địa Việt Nam, thu giữ 90.000 viên hồng phiến. 

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản địa bàn, các trinh sát phòng chống ma túy, BĐBP Điện Biên đã phát hiện một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý từ Luông Nậm Thà về huyện Mường Khoa, tỉnh Phông Sa Lỳ (Lào) tập kết. Sau đó, chúng bán cho các đối tượng người Việt Nam rồi tìm cách tuồn về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ. Vì vậy, hơn 1 tháng trước Chuyên án 024 LV được xác lập.

Đại tá Hoàng Minh Tuấn - Chỉ huy trưởng BĐBP Điện Biên, người trực tiếp chỉ đạo Chuyên án 024 LV cho biết: “Từ đầu năm đến nay, do áp lực từ khu vực “Tam giác vàng”, tội phạm ma túy ở khu vực ngoại biên và địa bàn biên giới tỉnh Điện Biên hoạt động rất phức tạp. Các đối tượng người Lào tăng cường vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” qua tỉnh U Đôm Xay về tập kết tại địa bàn 13 bản, thuộc huyện Mường Mày (tỉnh Phông Sa Lỳ) giáp với các huyện Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) để đưa sang Việt Nam tiêu thụ.

Dân cư sinh sống hai bên biên giới Việt - Lào khu vực này chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Thái có mối quan hệ dân tộc, thân tộc từ lâu đời. Địa hình khu vực biên giới hiểm trở, có nhiều đường mòn, lối mở qua biên giới. Các đối tượng tội phạm triệt để lợi dụng những đặc điểm trên tìm cách xâm nhập, móc nối với nhau tạo thành nhiều tuyến, nhiều đường dây lớn, nhỏ để mua bán, vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam”.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn biên giới tỉnh Điện Biên (Việt Nam) và tỉnh Phông Sa Lỳ (Lào). Lực lượng PCMT&TP BĐBP tỉnh đã phối hợp với Công an các huyện Mường Khoa, Mường Mày tiến hành điều tra cơ bản địa bàn, bổ sung hồ sơ tuyến trọng điểm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam.

Qua triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, trao đổi thông tin với Bộ Chỉ huy An ninh tỉnh Phông Sa Lỳ và nguồn tin tố giác tội phạm của nhân dân cung cấp, lực lượng PCMT&TP nắm được hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy của một số đối tượng tại huyện Mường Khoa. Nổi lên trong số này là 2 đối tượng Thào In (SN 1962, dân tộc Lào, trú tại bản Hát Sơn, huyện Mường Khoa và Thào Tủa (SN 1983, dân tộc Lào, trú tại bản Bun Tày, huyện Bun Tày (tỉnh Phông Sa Lỳ).

Hai đối tượng này được xác định là đầu mối chính trung chuyển ma túy từ các tỉnh U Đôm Xay, Luông Nậm Thà, Bò Kẹo về Phông Sa Lỳ. Dưới sự chỉ đạo của chúng còn có các “chân rết” hoạt động rộng khắp các tỉnh Bắc Lào, hình thành đường dây mua bán, vận chuyển ma túy về Mường Khoa, sau đó “phân phối” đưa về các bản giáp biên giới của huyện Mường Mày.

Sau khi củng cố đầy đủ chứng cứ, ngày 3/10, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên đã xác lập Chuyên án mang bí số 024 LV phối hợp với Bộ Chỉ huy An ninh tỉnh Phông Sa Lỳ đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển ma túy đặc biệt nguy hiểm trên. Chuyên án do Đại tá Hoàng Minh Tuấn - Chỉ huy trưởng BĐBP Điện Biên và Đại tá Khăm Phênh - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy An ninh tỉnh Phông Sa Lỳ làm đồng Trưởng ban chuyên án. 

Những trinh sát tinh nhuệ nhất của Phòng PCMT&TP, BĐBP Điện Biên đuợc cử sang Lào do đích thân Đại tá Lê Bá Long - Trưởng phòng chỉ huy phá án. Suốt 1 tháng trời ròng rã, các trinh sát Lào và Việt Nam đã bí mật bám sát mọi di biến động của 2 đối tượng nghi vấn chính. Qua đó, các trinh sát phát hiện, thời gian gần đây, Thào In thường xuyên trực tiếp liên lạc với đối tượng tên Thào Sênh (SN 1989, trú tại bản Pang Po, huyện Mường Na, tỉnh U Đôm Xay). Sau mỗi lần Thào Sênh xuất hiện tại Mường Khoa, Thào In lại lên đường về Mường Mày gặp mặt các “chân rết” của hắn. Ban Chuyên án nhận định, Thào Sênh chính là đầu mối cung cấp “hàng” chủ yếu cho Thào In và quyết định phá án khi bọn chúng tiến hành giao dịch tại Mường Khoa.

Đột nhiên, nhiều tuần liền, Thào Sênh không xuất hiện tại Phông Sa Lỳ mà di chuyển liên tục tại U Đôm Xay, Luông Nậm Thà, Bò Kẹo. Các trinh sát phán đoán, đối tượng đang nghi binh đánh lạc sự chú ý của cơ quan chức năng trước khi tiến hành một phi vụ lớn. Lực lượng đánh án kiên trì giám sát chặt chẽ đối tượng Thào In tại Mường Khoa. Liên tục trong các ngày 3 và 4/11, tại nhà Thào In xuất hiện nhiều đối tượng lạ mặt ra vào. Tuy nhiên, lực lượng đánh án được lệnh “án binh bất động” vì đối tượng đang thăm dò động thái của lực lượng chức năng. 

Đúng như nhận định của Ban chuyên án, 12 giờ ngày 5/11, trinh sát phát hiện đối tượng Thào Sênh bất ngờ xuất hiện và thuê phòng tại một khách sạn kín đáo trong thị trấn Mường Khoa. 24h cùng ngày, một chiếc xe máy tắt đèn pha chạy chậm rãi qua cửa khách sạn, người đàn ông ngồi sau nhanh chóng rời xe xách túi lên phòng Thào Sênh. Trong ánh trăng, các trinh sát đã kịp phát hiện ra người đó chính là Thào In.

Thời cơ phá án đã đến, các mũi đánh án từ bốn phía bủa vây khách sạn. Các chiến sĩ ập vào phòng trong sự ngỡ ngàng của Thào Sênh và Thào In khi bọn chúng đang trao đổi tiền và ma túy. Tang vật mà lực lượng phối hợp thu giữ tại hiện trường gồm 90.000 viên ma túy tổng hợp trị giá 9 tỷ đồng, 3 triệu Kíp (tiền Lào) và nhiều chứng cứ quan trọng khác.

Khai thác nhanh, Thào In và Thào Sênh khai nhận đã tổ chức đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ các tỉnh Bắc Lào về Việt Nam. Thị trấn Mường Khoa được chúng làm nơi trung chuyển, cấu kết với các đối tượng người Việt Nam hình thành các nhánh vận chuyển ma túy qua biên giới vào nội địa Việt Nam tiêu thụ.

Thành công của Chuyên án 024 LV một lần nữa khẳng định sự phối hợp chặt chẽ giữa BĐBP Việt Nam với lực lượng An ninh Lào trong hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy. Hiện các đối tượng cùng tang vật đã được bàn giao cho An ninh huyện Mường Khoa, tỉnh Phong Sa Ly (Lào) đấu tranh, khai thác, mở rộng chuyên án. Thời gian tới, BĐBP Điện Biên tiếp tục phối hợp với lực lượng An ninh 2 tỉnh Phông Sa Lỳ và Luông Phra Băng đấu tranh quyết liệt và hiệu quả hơn với các đường dây, tụ điểm tội phạm ma túy hai bên biên giới.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43

(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Phải giải quyết dứt điểm tồn đọng của các dự án PPP trong năm 2023

Chủ tịch Quốc hội kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5.
(PLVN) - Sáng ngày 8/6, phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Giao thông vận tải và thẳng thắn chỉ ra những bất cập, hạn chế của ngành giao thông trong thời gian qua.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu hoàn thiện chế độ tiền lương mới

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và của các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn

Bên lề Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội điều hành rất sát phiên chất vấn
(PLVN) -  Các đại biểu Quốc hội đánh giá, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành rất sát phiên chất vấn. Qua phần chất vấn của các Bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội luôn lắng nghe và ghi rất chính xác những câu hỏi của các đại biểu, những câu hỏi chưa được trả lời hoặc Bộ trưởng trả lời chưa trúng đã có sự điều hành để Bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm những vấn đề đặt ra.

Giá đăng kiểm sẽ do thị trường quyết định

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
(PLVN) -Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp phiên toàn thể tại hội trường của Quốc hội chiều nay - 7/6, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết:  “Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính và đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giá, theo đó loại bỏ giá đăng kiểm ra khỏi danh mục giá đang quản lý và để thị trường quyết định.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước: Nỗ lực phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam
(PLVN) -  Được xem như cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, có thể khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đã và đang rọi sáng cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong tình hình hiện nay cũng như hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

'Chìa khóa' tháo gỡ

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Bắt đầu từ hôm qua (6/6), Quốc hội đã và đang chất vấn Chính phủ, các “Tư lệnh ngành” được ủy quyền sẽ trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề: LĐ-TB&XH; dân tộc; KH&CN; GTVT.

Nâng cao trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII. (Ảnh Trí Dũng-TTXVN)
(PLVN) -  Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ ra khỏi đội ngũ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng… Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương; tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức.

Các Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề, không né tránh

Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -  Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và lĩnh vực dân tộc diễn ra hôm nay (6/6), các đại biểu đánh giá các Bộ trưởng đã không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, các Bộ trưởng cần làm rõ thêm một số giải pháp để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.

Công tác dân tộc - nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, thời gian qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt; sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú; khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường...

Dấu ấn nổi bật của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị

Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Sáng 6/6, tại TP Đông Hà, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học “Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

'Quy định đóng bảo hiểm 20 năm mới hưởng lương hưu, người lao động khó chờ đợi được'

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.
(PLVN) - Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay, 6/6, đề cập về việc sửa Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng cần tính một cách tổng thể các chính sách liên quan đến BHXH. Theo Bộ trưởng, những ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may mà quy định kéo dài 20 năm, lao động nam đủ 62 tuổi mới được nghỉ hưu, lao động nữ 60 tuổi đều rất "khó đợi được".

Giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách, tạo chuyển biến thực chất trong lĩnh vực được chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
(PLVN) - Sáng nay, 6/6, phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu QH tiếp tục phát huy tinh thần “Tận tâm - Tận lực - Tích cực - Tâm huyết - Trách nhiệm” trong hoạt động chất vấn; các Bộ trưởng, Trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải trình rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục, để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao.

Hoàn thiện cơ chế pháp lý về quy trình, thủ tục giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
(PLVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chiều 5/6, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh vấn đề hoàn thiện cơ chế pháp lý về quy trình, thủ tục giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và đề nghị nghiên cứu, quy định một cách hiệu quả về vấn đề tài chính, hạch toán, báo cáo của các tổ chức tín dụng.