Bồ đề - lời nhắc nhở của quá khứ thẳm sâu về sự tỉnh thức

Cây bồ đề gắn với hình ảnh Đức Phật
Cây bồ đề gắn với hình ảnh Đức Phật
(PLVN) - Đã từ rất lâu, cây bồ đề nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo, trở thành một trong những nơi chiêm bái của Phật tử từ khi đức Phật nhập Niết Bàn cho đến ngày nay. Cũng do vậy cây bồ đề, lá bồ đề trở thành một biểu tượng tâm linh gắn liền với Phật giáo. Bồ đề - cái tên ấy được phiên âm từ tiếng Phạn là Bodhi, có nghĩa là sự tỉnh thức, sự thông suốt đạo lý. 

Mà sống trong cõi đời này, không có sự tỉnh thức, con người sẽ lao theo những lầm tưởng, u mê. Và không có lối ra, người ta cứ bị lạc mãi trong cả khu rừng u mê, lầm tưởng ấy. 

Từ kiến trúc tuyệt mỹ… 

Theo từ điển mở Wikepedia, bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ (tên khoa học là Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Bồ đề  là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m. Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10–17 cm và rộng 8–12 cm, với cuống lá dài 6–10 cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1-1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.

Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm  ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì bồ đề có nghĩa là Giác ngộ.

Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây bồ đề rất lớn tại chùa Đại Bồ đề (Mahābodhi) tại Bồ đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bang Bihar của Ấn Độ. Đây là con của cây bồ đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.

Cây bồ đề trong sân chùa Trấn Quốc
Cây bồ đề trong sân chùa Trấn Quốc  

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vì thế hình tượng lá bồ đề (hay còn gọi là lá đề) trong Phật giáo cũng trở thành một hình ảnh quen thuộc với nhiều người Việt. Đặc biệt trong kiến trúc thời Lý – một giai đoạn lịch sự mà Phật giáo phát triển rất thịnh vượng, trở thành quốc giáo - hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, hình tượng lá đề trong kiến trúc thời Lý được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp, cung điện. Hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ.

Theo các nghiên cứu về kiến trúc thời Lý, để thực hiện một lá bồ đề gắn phượng, 40 nghệ nhân thời Lý phải thay phiên nhau chạm khắc trong hai ngày. Đến phiên của mình, mỗi nghệ nhân chỉ được phép thực hiện công việc trong khoảng 10 phút để đảm bảo sự tập trung cao độ nhất cho tác phẩm...

Cây bồ đề trong chùa Một Cột
Cây bồ đề trong chùa Một Cột  

Trong quyển sách “Phật tích – Di sản văn hóa Phật giáo”, Thượng tọa Thích Đức Thiện - người tu hành tại Phật tích, đồng thời cũng là người nghiên cứu và viết sách về Phật tích đã dành nhiều thời lượng viết về hình tượng lá đề trong kiến trúc chùa Phật Tích – một ngôi chùa tọa lạc ở  sườn núi Lạn Kha xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nơi xưa kia có nhiều nhà tu hành tu luyện và theo sử sách để lại thì đây chính là nơi Phật ngự. 

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, lá đề là một loại hình đặc biệt trong số các hiện vật phát hiện được ở Phật Tích. Hình dạng của nó như lá cây bồ đề (bohdi) biểu trưng cho sự giác ngộ, được chạm khắc hình hai con rồng đang chầu vào nhau dâng ba lá đề nhỏ theo hình tượng dân ngọc báu hay còn gọi là “song long hiến châu”.

Linh thiêng tán bồ đề ở Nghĩa trang Trường Sơn
Linh thiêng tán bồ đề ở Nghĩa trang Trường Sơn  

Ngọc báu hay bảo châu (mani) là một trong những bát bửu của Phật giáo. Những lá đề của Phật Tích có chiều cao từ lớn đến bé, tương ứng với từng tầng tháp. Tất cả các lá đề đều được làm bằng đá sa thạch, hiện vật lớn nhất cao 42 cm và giảm dần cho tới khi chỉ còn 10cm.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, trong các di tích thời Lý được khai quật cho tới nay, rất hiếm găp loại hình hiện vật như thế này. Điều này khẳng định tính độc đáo của hình tượng lá đề mà chỉ riêng Phật Tích có không chỉ trong cả nước mà còn trong nghệ thuật Phật giáo khu vực. 

Đến bài học về sự tỉnh thức

Trong những lần tìm đọc tài liệu về Phật giáo nói chung và về hình tượng lá đề trong Phật giáo nói riêng, người biên soạn bài này đã gặp bài viết của tác giả Nguyễn Thị Việt Nga đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2014. Bài viết rất hay về sự tỉnh thức của con người, gắn liền với hai chữ tiếng Phạn là Bodhi – bồ đề. 

“Bồ đề, cái tên ấy được phiên âm từ tiếng Phạn là Bodhi, có nghĩa là sự tỉnh thức, sự thông suốt đạo lý. Nếu không có sự giác ngộ dưới gốc bồ đề ở Bod Gaya thì chúng ta không có Đức Phật; không có một tôn giáo lớn thế đã tồn tại hơn 2500 năm mà những giáo lý của Phật đã làm thay đổi thế giới, thay đổi lịch sử, thay đổi cuộc đời của biết bao con người.

 

Đúng là như vậy, sự tỉnh thức bao giờ cũng quan trọng biết bao trong đời sống của chúng ta. Cho nên, giữ chiếc lá bồ đề từ Bod Gaya, với tôi, là sự nhắc nhở mình về sự tỉnh thức. Không có sự tỉnh thức, con người sẽ lao theo những lầm tưởng, u mê. Và không có lối ra, người ta cứ bị lạc mãi trong cả khu rừng u mê, lầm tưởng ấy. 

Sự tỉnh thức, không phải chỉ là những điều lớn lao như kiểu Đức Phật đã ngộ ra chân lý, sau bao tháng năm dài miệt mài tu tập theo trường phái khổ hạnh mà không đạt mục đích gì, không thể lý giải nổi câu hỏi vẫn đau đáu từ khi Người còn là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm, con trai của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da của kinh thành Ca Tì La Vệ xưa kia, rằng tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ?

Nguồn gốc của những khổ đau ấy là gì? Và làm thế nào để giải thoát được mọi kiếp nhân sinh? Sự tỉnh thức trong mỗi con người của cuộc sống đời thường giản dị mà không hề đơn giản. Tỉnh thức để nhận ra mình. Tỉnh thức để điều chỉnh mình. Tỉnh thức để không lầm đường lạc lối. Tỉnh thức để biết mình sẽ phải làm gì trong biết bao những việc cần làm và muốn làm trước mắt. Tỉnh thức để biết nhìn nhận thế giới này…

Lá bồ đề cũng trở thành vật phong thủy
Lá bồ đề cũng trở thành vật phong thủy  

Có lẽ, điều khó nhất trong sự tỉnh thức là để nhận ra mình. “Ta là ai?”, câu hỏi này đã từng day dứt những nhà triết học minh triết nhất khắp đông, tây, kim, cổ. Bản chất của con người không phụ thuộc vào những gì ngoài họ. Không phụ thuộc vào vị trí mà họ đang đứng.

Không phụ thuộc vào những “vật ngoại thân” họ đang có trong tay. Nhưng tiếc thay, thật ít người nhận ra điều ấy. Thật nhiều người lầm tưởng về giá trị của mình và giá trị của những kẻ xung quanh…  Ngay cả khi tay đã “chót nhúng chàm”, con người ta vẫn rất cần sự tỉnh thức để không tiếp tục lao mãi vào ngõ tối. Có tỉnh thức mới nhìn thấy tội lỗi.

Có tỉnh thức mới nhìn thấy đường quang. Và có tỉnh thức thì mới tránh xa được bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiêu độc ác, dối lừa vẫn hàng ngày hàng giờ giăng giăng trước mắt. Mỗi bước chân chúng ta đặt trên đường đời mênh mông này, làm sao lựa được chỗ sạch sẽ mà đi là điều không đơn giản. Nhiều khi, chỗ sạch sẽ lại đầy những chông gai lởm chởm. Mỗi bước đi phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa!

Theo tác giả Nguyễn Thị Việt Nga, sự tỉnh thức không phải lúc nào cũng to tát và ghê gớm. Nó có thể chỉ là những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày của ta. Là sự suy xét thấu đáo trước sau, trước khi ta quyết định làm bất cứ việc gì. Là lời tự vấn lương tâm về những giờ ta từng sống. Là nhìn lại xem mình làm được những gì cho chính bản thân và những người thân yêu của mình trong những tháng ngày qua.

Là xem đã có ai vì mình mà rơi nước mắt. Là sự xấu hổ trước những hiếu thắng, ganh đua, ghen tức hay phù phiếm đã từng nhen nhóm trong tim…Và cũng chính vì thế, mỗi ngày nhìn thấy lá bồ đề, lại tự nhắc nhở mình về sự tỉnh thức. Vì con người ta rất dễ u mê….

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.