Bố Đào Quang Khánh được “báo mộng” về việc hoãn phiên tòa?

Bố Đào Quang Khánh được “báo mộng” về việc hoãn phiên tòa?
(PLO) - Khi nghe Chủ tọa phiên tòa tuyên bố tạm dừng xét xử để điều tra lại, ông Đào Quang Tiến (bố Khánh, ngụ tại ngõ Tây Sơn, Hà Nội) mừng ra mặt khi không ngờ giấc mộng của mình lại đúng.
Người thân đứng ngồi ngoài tòa khóc thương 
Sáng ngày 14/4, gia đình nội ngoại của bị cáo Đào Quang Khánh đều có mặt đông đủ trước cổng TAND TP.Hà Nội từ sáng sớm. Khuôn mặt ai cũng đầy vẻ lo lắng, bức xúc khi không được vào dự phiên tòa.  trước giờ tòa xử, nhìn nét mặt những người thân, họ hàng của Khánh, thật khó diễn tả được hết tâm trạng của họ. 
Hết đứng lại ngồi, hết đi qua rồi đi lại nhưng con mắt thì luôn luôn nhìn về phía cổng tòa án. Một người cho biết: “Ngoài bố mẹ Khánh có giấy triệu tập, họ hàng thân thích chúng tôi không được vào dự vì không có giấy mời”. Họ ngồi vạ vật, mệt mỏi, buồn bã bên ngoài chờ thông tin do không được vào bên trong tòa. 
Có mặt từ 8h sáng, mắt bà Nguyễn Thị Nguyện (58 tuổi, dì ruột Khánh) lúc nào cũng đỏ hoe. Phần vì thương vợ chồng người chị gái khốn đốn, phần vì lo sợ kết quả phiên tòa sẽ khắc nghiệt đối với cháu mình. “Đến sát ngày diễn ra phiên xét xử, bố cháu Khánh mới gọi điện báo chúng tôi. Bác ấy bảo bên nội ngoại ai rảnh thì đi đến dự tòa với hai vợ chồng và để gặp cháu nó. Sáng nay chúng tôi đều dậy sớm và bắt xe xuống đây hết, thế nhưng đâu có được vào”, bà Nguyện tâm sự.
Một người kể tiếp: “Hôm nay gia đình tôi gồm sáu chị em đều đến đây với hi vọng sẽ được vào dự để trông thấy cháu, mà giờ phải đứng ngoài vì không có giấy mời. Thực sự ở ngoài đây còn nóng ruột hơn ngồi trong đó dự. Không rõ tòa xử ra sao nữa, cháu tôi học chỉ hết lớp năm, hiểu biết còn non nớt, mong tòa giảm mức án cho cháu vì chưa tới tuổi vị thành niên”. 
Đứng bên cạnh, bà Nguyễn Thị Hải (một người dì khác nữa của Khánh) chảy nước mắt: “Gia đình không hề biết gì cho tới khi thấy bố của Khánh nói hai vợ chồng được triệu tập và nói họ hàng lên xem xử cháu, xem kết quả  ra sao. Nhà Khánh rất khó khăn. Chị Yến (mẹ Khánh – PV) bệnh tật, giờ không nhận thức được ai với ai. Thậm chí, khi người ta chỉ ảnh của con trai, chị ấy còn hỏi ai đây? Lúc sau lại bảo con trai đi đằng nào rồi… 
Mẹ Đào Quang Khánh thất thần trong phiên xét xử
 Mẹ Đào Quang Khánh thất thần trong phiên xét xử
Nhà nghèo không dám cho nằm ở viện và chính luật sư Thơm cùng gia đình đến xin cho chị ấy ra viện vì mỗi ngày mất 150 ngàn đồng tiền giường bệnh, gia đình không có điều kiện. Mười một ngày hết 16 triệu. Chị em chỉ hỗ trợ được phần nào, bây giờ thậm chí không có tiền để mua thuốc.”. 
Bà Hải tiếp tục bức xúc trước thông tin cháu bà bị coi là chủ mưu trong vụ án: “Khánh mới 17 tuổi, nhân viên coi xe, làm sao có thể chỉ đạo được ông chủ là anh Tường, 40 tuổi? Tôi rất muốn vào để xin bày tỏ ý kiến trước tòa nhưng không được”.
Nghĩ về vụ việc và gia cảnh của cháu mình, người thân của Khánh đều chảy nước mắt. “Nhà nghèo xơ xác, Khánh còn phải bắt xe bus đi làm, nhiều hôm không có tiền còn phải nhịn đói, đi bộ đến chỗ làm. Thanh niên Hà Nội mà gần đây chắt chiu mãi mới mua được con xe “còi” 2 triệu đồng. 
Thế nên ông Tường chỉ cần nói nào là tăng lương, nào là cho làm bàn giấy thì bảo gì nó chẳng nghe. Chúng tôi chỉ muốn vào để nói cho tòa hiểu cảnh ngộ của cháu nó, chứ mẹ cháu lẩn thẩn rồi vào tòa có biết gì đâu mà ngồi nghe tòa xử”, bà Hải bức xúc nói trong nước mắt.
Người cha tranh thủ gom quần áo cũ đi bán trước khi dự tòa
Sau gần hai tiếng xét hỏi vì cho rằng có một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn cần phải xem xét thêm, TAND Hà Nội tuyên trả hồ sơ điều tra lại. Bước chân của ông Đào Quang Tiến (bố của Khánh) dường như nhanh hơn khi ra khỏi cổng tòa án. Ông Tiến vội vàng chở vợ ra về. Những người họ hàng cũng nhanh chóng rời khu vực tòa án.
Trong ngôi nhà nhỏ bé, xập xệ của mình, ông Tiến vội ăn bát mì để kịp đi làm. Vừa ăn vừa nói, hôm nay dường như ông Tiến mở lòng hơn mọi khi. Theo ông tâm sự, trước khi diễn ra phiên tòa, ông cũng không lo sợ, trằn trọc. 
“Sợ cũng có giải quyết được gì đâu, giờ chỉ biết trông cậy hết vào pháp luật. Sáng nay tôi còn tranh thủ đi gom hàng quần áo trước khi đến dự tòa đấy chứ”, ông Tiến chia sẻ.
Khi nói đến quyết định của phiên tòa vừa diễn ra, ông Tiến lại cười tủm tỉm: “Đêm qua tôi có nằm mơ, cứ như được báo mộng trước. Trong giấc mơ, phiên tòa xảy ra vấn đề trục trặc và phải hoãn lại. Vậy mà đúng như thế mới chuẩn chứ”. Ông bình luận, kết thúc phiên tòa hôm nay “ắt phải thế, nếu không sẽ là ẩu và oan cho con tôi”. 
Trực tiếp ngồi dự phiên tòa, nhìn thấy con trai và Nguyễn Mạnh Tường, ông Tiến lại thấy ánh lên những tia hy vọng con trai sẽ nhẹ tội khi nghe xét hỏi. Ông Tiến cho biết, phiên tòa mới chỉ hỏi Nguyễn MạnhTường và đối chất với nhân viên, chứ chưa hỏi đến Khánh. 
Tuy nhiên trong quá trình xét hỏi xuất hiện mâu thuẫn giữa lời khai của Tường và nhân viên liên quan đến chuyên môn hành nghề. Ngay sau khi nghe tuyên bố tòa tạm dừng xét xử để trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung nhiều tình tiết mới phát sinh mà tự tòa không thể làm sáng tỏ, không chỉ gia đình ông Tiến mà cả gia đình nạn nhân đều vui mừng tán thành. Họ vỗ tay ngay sau khi chủ tọa dứt lời....
Tuy nhiên, những tràng pháo tay ấy chỉ là  niềm vui trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi. Rời tòa, ông Tiến quay về với căn nhà nhỏ của mình với những bi kịch đang chồng lên bi kịch.
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của bài viết, cũng như hậu trường phiên tòa xử Đào Quang Khánh, Nguyễn Mạnh Tường trong số báo Xa lộ pháp luật số 22 hiện đang phát hành rộng rãi trên phạm vi cả nước./.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.